12/31/2011

Bị phạt 500 triệu đồng vì niêm yết giá đồ ăn uống bằng USD

Công ty TNHH Liên doanh Khách sạn Thống nhất Metropole (60 Lý Thái Tổ - Q.Hoàn Kiếm – HN) vừa bị xử phạt hành chính 500 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Công ty này đã niêm yết giá trên các menu ăn uống nhà hàng, quán bar và ký hợp đồng cho thuê gian hàng với khách hàng trong nước bằng USD, vì vậy đã vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Căn cứ kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành TP Hà Nội, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng đã ký Quyết định xử phạt hành chính hôm 27.12. Ngoài ra, yêu cầu phía công ty không được niêm yết giá của các hàng hóa, dịch vụ và ký các hợp đồng cho thuê gian hàng bằng ngoại tệ dưới mọi hình thức.

Vũ Hải - Theo Lao Động

12/30/2011

Ông tổ gà rán KFC khởi nghiệp lại ở tuổi 60

Sau khi phá sản, ở độ tuổi lục tuần, ông tổ gà rán KFC đi dọc đất nước để tìm kiếm sự hợp tác. Bị từ chối 1.009 lần nhưng Harland Sanders chưa bao giờ nản chí. Đam mê đã giúp ông tiếp tục dấn bước ngay cả khi thất bại.

Nhiều người nghĩ rằng họ cần đợi cho đến khi có đủ vốn, đủ lực rồi mới bắt đầu khởi nghiệp, nhưng Sanders thì khác. Không nhiều tiền, không có văn phòng và bất kỳ nhân viên nào ngoài người vợ thân yêu, ông vẫn theo đuổi niềm đam mê của mình. Và cuối cùng, ông đã thành công. Kinh nghiệm của Sanders đã mang lại một bài học quý giá, đó là, những gì bạn có không bao giờ là quá ít để bắt đầu.

Không sinh ra trong một gia đình giàu có, Harland Sander mồ côi cha năm 6 tuổi. Năm 1896, thân phụ của ông Harland qua đời nên người mẹ phải lao động để trang trải cho gia đình. Vào cái tuổi lên 6, cậu bé Harland đã phải lo lắng việc chăm sóc cho các em nhỏ của mình và làm rất nhiều công việc bếp núc. Một năm sau đó cậu đã thành thạo một vài món ăn địa phương. Trong suốt 30 năm sau, Sanders đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau, từ người điều khiển giao thông đến nhân viên đại lý bảo hiểm, nhưng trong suốt thời gian này, trình độ nấu ăn của ông vẫn không hề thay đổi.

12/28/2011

“Rơi rớt” bữa ăn của trẻ

Nhiều phụ huynh hết sức bức xúc khi mỗi chiều về, con mình lật đật tìm một món ăn ngay vì đói quá! Bữa ăn ở trường khi không đủ no, lúc nguội lạnh không ăn được. 

Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM là một trong số ít trường kiểm soát chặt chẽ hoạt động
tổ chức bữa ăn cho học sinh. Ban giám hiệu khẳng định không nhận hoa hồng từ hoạt động này.
   
Chị P., có con học lớp 1 một trường tiểu học tại Q.3, TP.HCM, kể: “Cách đây hai tháng, chúng tôi phát hiện nhà trường đặt cơm cho học sinh từ một bếp ăn ở tận Q.12. Một phụ huynh đã theo xe chở thức ăn đi đến nơi chế biến và phát hiện bếp ăn nằm gần xí nghiệp phân bón, xưởng dầu nhớt, điều kiện chế biến rất thô sơ và nhếch nhác, không đảm bảo vệ sinh. Chúng tôi rất đau lòng và lo cho con. Đến mức trong khi chờ hiệu trưởng xử lý kiến nghị đổi bếp ăn của hội phụ huynh, một số người phải nấu cơm ở nhà cho con mang đi. Đầu tháng 12, trường mới đổi sang cơ sở cung cấp thức ăn mới”. Theo chị P., năm học này chị đóng 25.000 đồng cho bữa trưa và bữa xế một ngày của con mình.

Phụ huynh kiểm tra bữa ăn

Tương tự bà N.Q., phụ huynh Trường THCS Nguyễn Văn Nghi, Q.Gò Vấp, đã vào trường để tận mắt kiểm tra bếp ăn và suất ăn của con sau khi nghe đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn phản ảnh: “Đồ ăn quá ít, tụi con toàn phải xịt nước tương ăn với cơm”. Bữa cơm của con chị chỉ có cơm, một chén canh rau, vài miếng thịt, không có đồ tráng miệng mặc dù nhà trường vừa tăng tiền ăn từ 17.000 đồng lên 20.000đồng/suất (chỉ ăn trưa, không ăn xế).

“Sau khi chúng tôi làm việc với hiệu trưởng, bữa cơm bỗng dưng thay đổi, có thêm đùi gà, đồ tráng miệng, nhưng cũng chỉ duy trì chừng một tuần rồi đâu lại vào đấy”. Về phản ảnh này, Phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp cho biết đã đề nghị Trường THCS Nguyễn Văn Nghi xem xét, điều chỉnh, đảm bảo chất lượng, số lượng và công khai thực đơn bữa ăn của học sinh.

"Cùng một mức giá, bữa ăn của học sinh do các trường tổ chức nấu tại chỗ luôn tốt hơn bữa ăn công nghiệp"
Thầy Kim Vĩnh Phúc (hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM)   

Phụ huynh một trường tiểu học tại quận 1 không khỏi tâm tư khi được chính người bỏ mối thịt heo cho bếp ăn của ngôi trường mà con chị đang học tiết lộ thịt được cung cấp phần lớn là thịt loại hai, giá rẻ, thỉnh thoảng có cả thịt đã hư hỏng.

Bà T. ở Trường mầm non Rạng Đông 14, Q.6, TP.HCM cũng phản ảnh phụ huynh trường này đã đóng 28.000 đồng/ngày nhưng bữa sáng của trẻ quá nghèo dinh dưỡng, chỉ có sữa và một miếng bánh ngũ cốc nhỏ. Bữa trưa và xế cũng rất nghèo nàn. Đơn được gửi đi nhiều cấp lãnh đạo trong quận. Sau khi kiểm tra, bà Phan Thị Phượng, trưởng Phòng GD-ĐT Q.6, cho biết: “Phòng giáo dục đã thanh tra và phát hiện thực tế bữa ăn không đúng như phản ảnh của phụ huynh”. Tuy nhiên, phụ huynh không đồng tình với kết luận của phòng, vụ việc đang chờ kết luận thanh tra.

Lại quả 10%

Nhu cầu gửi con học bán trú ngày càng nhiều nhưng số trường học tổ chức nấu cơm tại trường ngày càng giảm. Nguyên nhân dễ thấy nhất do nhiều trường không có đủ điều kiện để nấu ăn tại trường. Tuy nhiên, nhiều trường tiểu học, THCS đã từng tổ chức được bếp ăn cho học sinh nay cũng dẹp bếp, chuyển sang hợp đồng mua suất ăn công nghiệp từ bên ngoài. Nếu như cách đây 5-7 năm, các trường có mặt bằng chật hẹp, không tổ chức nấu ăn được, phải đi tìm cơ sở nấu cơm công nghiệp thì nay hiệu trưởng các trường liên tục được chào mời kèm những khoản “hoa hồng” dưới nhiều hình thức hỗ trợ trường, công đoàn trường.

“Chiết khấu, lại quả là chuyện đương nhiên” - hiệu trưởng một trường THCS không giấu giếm. 5% là mức chiết khấu được rao công khai trên mạng hiện nay. Đây cũng là mức phổ biến được các cơ sở cung cấp thức ăn “chào hàng” ở các trường. Ngoài mức công khai này, có thể còn khoản khác chi riêng cho hiệu trưởng. Chủ một cơ sở cung cấp thức ăn trường học cho biết: bây giờ giá cả đắt đỏ, khó có thể chi nhiều nhưng tính chung các khoản, chiết khấu tròm trèm ở mức 10%. Còn trước đây, nhiều nơi sẵn sàng chi lại cho nhà trường 15% tổng chi phí suất ăn cho trẻ.

Giá tăng gấp đôi

Về chất lượng bữa ăn nhà trường, chủ một cơ sở nấu ăn cho trường tiểu học cho biết: năm 2006 mỗi ngày phụ huynh đóng 15.000 đồng, trong đó chi 3.000 đồng ăn xế, bữa trưa còn lại 12.000 đồng. Bây giờ cũng những trường ấy mức thu 18.000-19.000 đồng/ngày, ăn xế bình quân 4.000 đồng, phần ăn trưa còn 14.000-15.000 đồng, tức chỉ cao hơn 3.000 đồng so với cách đây sáu năm. Trong khi đó vật giá mọi thứ đã tăng gấp đôi! Bữa ăn khó đảm bảo chất lượng như trước cũng là điều không nói ra nhưng ai cũng hiểu.

Tất nhiên không phải trường nào chuyển sang cho học sinh ăn thức ăn công nghiệp cũng vì những khoản chiết khấu này. Hiện nay các cơ sở nấu ăn công nghiệp kiêm luôn việc trang bị bàn ghế, khay, muỗng..., thậm chí sửa chữa nhà ăn của trường. Hiệu trưởng khỏi phải bận tâm lo sắm sửa, trang bị nhà ăn, khỏi lo chi phí trả lương cấp dưỡng, cũng khỏi phải lo âu chuyện an toàn vệ sinh bữa ăn. Tiện đủ đường cho nhà trường! Thế nhưng, đổi lấy những tiện lợi này là nguy cơ dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ kém hẳn đi do chi phí bữa ăn của các em bị “rơi rớt” đủ chỗ.

Chủ một cơ sở cung cấp thức ăn công nghiệp cho biết: “Để trang bị mới toàn bộ khay ăn, muỗng nĩa, các vật dụng đựng cơm, thức ăn... đạt chuẩn cho 1.000 học sinh, chúng tôi đầu tư tròm trèm 100 triệu đồng. Đó là chưa tính đến việc mua sắm xe chở cơm, xăng vận chuyển, lương tài xế, chi phí mua bàn ghế ăn...

Rồi còn phải tính chi phí thuê nhân công (phụ bếp, phục vụ bữa ăn tại các trường), cứ 100 suất ăn cơ sở phải thuê một nhân viên với mức lương xấp xỉ 2 triệu đồng/tháng. Đó là chưa tính chi phí quản lý, lại quả (đương nhiên phải có)”. Tất cả mọi khoản chi hằng tháng, khấu hao tài sản tính lòng vòng cuối cùng cũng “cắn” vào bữa ăn của trẻ.

Một nhà cung cấp suất ăn công nghiệp cho trường học cho biết: “Nếu không chi hoa hồng, bữa ăn với mức thu 16.000 đồng sẽ rất chất lượng, trong đó nhà cung cấp lời 2.000 đồng/suất. Tuy nhiên hiện nay để cạnh tranh, các nhà cung cấp thường đưa mức hoa hồng lên cao, có thể tới 10-15% để “giành chỗ”. Do vậy, bữa ăn phải trừ đi phần hoa hồng này và phần lời của nhà cung cấp, chúng tôi sẽ phải mua loại gạo rẻ hơn, giảm bớt lượng thức ăn và bữa ăn có thể chỉ còn giá trị khoảng 10.000 đồng”.

Thầy Kim Vĩnh Phúc, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM, khẳng định: “Cùng một mức giá, bữa ăn của học sinh do các trường tổ chức nấu tại chỗ luôn tốt hơn bữa ăn công nghiệp, trường kiểm soát chặt chẽ chất lượng, dinh dưỡng bữa ăn, học sinh được ăn thức ăn nóng sốt”. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là ngày càng nhiều trường chọn bữa ăn công nghiệp, bỏ qua thiệt thòi về dinh dưỡng trên phần ăn của học sinh.

LƯU TRANG - PHÚC ĐIỀN (tuoitre.vn)

12/27/2011

Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước” tại TP.HCM

Từ ngày 26/12/2011 đến 1/1/2012, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước,” tại Công viên 23/9.

Sự kiện văn hóa-du lịch này nhằm giới thiệu, tôn vinh giá trị tinh hoa của ẩm thực Việt Nam và quốc tế đến với du khách trong và ngoài nước.

Du khách tham quan gian hàng các món ăn dân gian của Việt Nam tại Liên hoan ẩm thực
“Món ngon các nước” năm 2010.

Liên hoan thu hút 150 gian hàng của 80 đơn vị, nhà hàng, khách sạn, đại diện cho nền ẩm thực của các quốc gia, dân tộc và vùng lãnh thổ cùng tham dự như:các gian hàng đến từ các vùng miền của Việt Nam, Ấn Độ, Cộng hòa Liên bang Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nga, Nhật Bản, Pháp, Philippinnes, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Italy.

Liên hoan đã tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tìm hiểu nhiều nền văn hóa phong phú, đa dạng và thưởng thức những món ăn đặc trưng của nhiều quốc gia trên thế giới tại cùng một địa điểm. Những đặc sản được tạo nên từ những bàn tay tài hoa của những người đầu bếp hàng đầu đến từ các nước sẽ mang đến cho Liên hoan một bức tranh đa sắc về văn hóa ẩm thực thế giới.

Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng và tham gia một sân chơi đầy hấp dẫn, bổ ích, thông qua các hoạt động như biểu diễn chế biến và phục vụ ẩm thực, biểu diễn nghệ thuật dân tộc, trò chơi dân gian, biểu diễn thời trang… thể hiện bản sắc văn hóa của các quốc gia.

Trong khuôn khổ Liên hoan còn có các hoạt động văn hóa văn nghệ phong phú cùng các chuyên đề giới thiệu văn hóa ẩm thực của đại diện các gian hàng; khu siêu thị giới thiệu các đặc sản vùng, miền; các gian hàng giới thiệu sản phẩm thu công mỹ nghệ phục vụ du lịch; các dụng cụ phục vụ việc chế biến thức ăn, thực phẩm chế biến…. thu hút nhiều du khách tham gia.

Nhiều hoạt động như biểu diễn bartender, liên hoan Bếp trưởng khách sạn 5 sao; Hội thi điêu khắc-tỉa củ quả-kết mô hình; hội thi lập kỷ lục có nhiều món gỏi nhất Việt Nam cũng được tổ chức.

Đặc biệt, Chương trình “Đón chào năm mới-2012” được tổ chức vào tối 31/12 tới sẽ là điểm nhấn của liên hoan, với nhiều tiết mục văn hóa, nghệ thuật vui tươi, độc đáo, tạo nên không khí ấm áp, an lành trong mùa Xuân mới./.

Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)

Thực hư bò Kobe?

Câu chuyện về món đặc sản thịt bò Kobe cũng được thêu dệt chẳng khác gì món ăn của Từ Hi Thái Hậu. Nếu như bà hoàng phụ chính có những món ăn cỡ “sâm thử”, “tượng tinh”, “phương chi thảo”… đầy ly kỳ thì thịt bò Kobe cũng chẳng kém gì. Nào bò nghe nhạc Mozart, massage thư giãn hay uống bia, dù không quá quý hiếm nhưng món thịt này cũng chỉ dành cho những bữa ăn đặc biệt sang trọng và cầu kỳ…

Văn phòng Hiệp hội quốc gia Hiệp hội Hợp tác Nông nghiệp, đơn vị quản lý bò Kobe


Cơ quan quản lý thịt bò Kobe - Nhật Bản trả lời về nguồn gốc thịt bò Kobe

Không thể không nói là may mắn khi chúng tôi được gặp ông Hisanobu Matsuo, văn phòng Hiệp hội quốc gia Hiệp hội Hợp tác Nông nghiệp, đơn vị quản lý bò Kobe. Câu chuyện của ông dù không ly kỳ như những gì được nghe nhưng bò Kobe vẫn thực sự kích thích trí tưởng tượng của người nghe dù chỉ bằng những con số.

Mỗi con bò được quản lý nghiêm ngặt từ đời “ông, bà” cho đến đời con cháu theo mã số, để khi cần người ta có thể truy xuất nguồn gốc, người nuôi, ngày giết mổ… Mỗi ký thịt bò bán ngoài thị trường đều có “mã số” để khi nhà hàng chế biến phải trình được cho thực khác “mã số” này để dễ dàng kiểm tra.

Bạn cứ tưởng tượng một đất nước có nền nông nghiệp phát triển như Nhật bản, nơi người ta có thể nhân giống nhiều loại động vật quý hiếm, mà giống bò Kobe vẫn vô cùng hiếm. Bạn lại thử suy nghĩ khi người dân sống ngay ở huyện Hyogo – “rốn bò Kobe”, không phải ai cũng được ăn thứ thịt quý giá này.

Ông Matsuo giải thích: “Giống bò thuần chủng chỉ có tại Hyogo. Con bò từ khi sinh ra đến khi giết mổ được một ủy ban quản lý chặt chẽ. Bò không được sinh sản bừa bãi, thậm chí có giống không cho sinh sản. Có giống chỉ có duy nhất 12 con và người ta giữ giống bằng tinh đông lạnh. Mỗi con bò có một giấy quản lý phức tạp: số, vân mũi, tên bố mẹ, ông bà nội ngoại… Thịt xẻ ra cũng được đánh giá theo 12 tiêu chí, đánh số từ 1 đến 12, và phải từ thứ 6 trở lên mới được xếp là thịt bò Kobe”.

Không hẳn bò được nghe nhạc Mozart hay uống bia không phải vì cầu kỳ mà vì quá cầu kỳ. Đơn giản là uống bia lung tung hay nghe nhạc nhiều có thể… ảnh hưởng đến tâm lý, trọng lượng con bò!

Vì vậy, chúng có nghe nhạc, có uống bia hay được massage nhưng theo định kỳ hoặc khi bị ốm. Thức ăn không có gì đặc biệt ngoài thứ cỏ chỉ mọc ở những ngọn núi Hyogo… Tuy nhiên, quy trình nuôi ngặt nghèo đã đẩy giá một con bò con khỏang 580 triệu yên. (1 yên = 216 VND)

Chính phủ Nhật có đạo luật quản lý những giá trị quý hiếm, trong đó có bò Kobe. Chỉ có 200 cửa hàng bán thịt bò Kobe trên toàn quốc, riêng Kobe đã chiếm một nửa số này. “Bò Kobe không được xuất khẩu nên tất nhiên những cửa hàng bán thịt bò Kobe tại nhiều nơi trên thế giới là không xác thực”, ông Matsuo khẳng định.

Tất nhiên, để minh họa cho những gì mình nói, chúng tôi cũng được thăm lò giết mổ bò Kobe. Thật sự, đây giống như một trung tâm đấu giá hơn là nơi giết mổ.

Một nhóm khoảng 8 chuyên gia sẽ kiểm tra chi tiết để đánh giá từng con bò được mổ, từ màu sắc, thớ thịt, độ dày mỏng của da… để phân loại để đón dấu “thịt bò Kobe”, khá nhiều con bò trong số này bị loại không đủ tiêu chuẩn. Ba con bò trong số này được trao giải để bán đấu giá.

Một góc phòng ăn của Kiber Plasir
Đây là nơi chủ yếu để quảng bá thứ thịt bò quý giá của địa phương. Bếp trưởng nhà hàng là ông Atsuzawa, vừa khoe mới phục vụ cho hoàng tử Dubai, vừa chế biến món bò trước mặt thực khách đến từ Việt Nam. Tất nhiên, trước khi chế biến, ông có cho mọi người xem giấy chứng nhận của miếng thịt bò. Giấy chứng nhận như số imei trên mỗi chiếc điện thoại để thực khách có thể kiểm tra tính chính xác trên internet.

Thịt bò Kobe tại nhà hàng Kiber Plasir

Nhóm bốn người chia nhau 100 gram thịt bò, sắt ra những miếng nhỉnh hơn hạt lựu. Những ai hiểu rõ về văn hóa ẩm thực Nhật Bản đều biết rằng người Nhật nổi tiếng là khó tính trong việc chế biến và thưởng thức các món ăn. Những món ăn tại nhà hàng cũng vậy, không bao giờ được chế biến đồng loạt sẵn từ trước mà khi có khách gọi đầu bếp mới bắt đầu làm. Các món ăn đều được chế biến riêng cho từng người với liều lượng định sẵn.

Điểm đặc biệt và làm nên sự nổi tiếng của loại thịt bò Kobe đó chính là những lớp mỡ nến xen kẽ những thớ thịt đỏ tươi trông giống như những bông hoa tuyết. Theo giới thiệu của bếp trưởng, cái ngon của thịt bò Kobe là ở chỗ nạc và mỡ đã trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ chuẩn, rất tốt cho sức khỏe. Thịt bò Kobe tạo ra chất omega rất lớn, đó là chất thuộc họ các axit béo chưa bão hòa rất tốt cho sức khỏe.


Cũng theo giới thiệu, thì loại thịt này bổ sung vitamin và khoáng chất có tác dụng bổ máu, bồi bổ sau một ngày làm việc căng thẳng, đẹp da, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và giảm stress. Còn khi ăn, miếng thịt ngọt ấm, giòn, có thể ăn kiểu nướng, lẩu hoặc tái… ăn kèm với các loại nấm kim châm, nấm bào ngư, nấm hải sản với đậu phụ Nhật…

Người Nhật rất chuộng sự “khô ráo”- Sappari - khi thưởng thức món ăn, nghĩa là hạn chế tối đa lượng mỡ thừa, và thịt bò Kobe đạt tiêu chuẩn tuyệt đối cho yêu cầu này. Người ăn thịt bò Kobe chẳng những không thấy đầy bụng mà sự mệt mỏi, bực bội như tan biến đi, tinh thần sảng khoái gấp bội…

Người Nhật vẫn luôn tự hào về nền văn hóa ẩm thực đầy truyền thống với những món ăn và nghệ thuật trang trí ẩm thực mà chỉ ở Nhật bản mới có. Cũng như trà đạo, hay sushi, sashimi…, sự cầu kỳ và quý hiếm cũng như nghệ thuật chế biến mới thực sự là thứ đem lại cho thực khách sự trải nghiệm cả 5 giác quan khi thưởng thức những món ăn chế biến từ thịt bò Kobe...

Đó là khi ăn thực khách cảm nhận được sự tri ân cuộc sống, lòng tôn kính vạn vật và nhận trân những giá trị sống đích thực, ăn để thấy lòng thanh thản và yên tĩnh hơn…

Xã luận

12/23/2011

EVN quảng bá bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời

Hôm nay 22-12 tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức ký Thỏa thuận hợp tác thực hiện Chương trình quảng bá sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời giai đoạn 2011 - 2015.



Theo Chương trình, trong giai đoạn 2011 - 2015, EVN thực hiện các biện pháp truyền thông, hỗ trợ khách hàng, tổ chức lắp đặt 70 nghìn bình nước nóng NLMT thông qua hệ thống phân phối của các nhà cung cấp trên toàn quốc, góp phần tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.

Các đối tượng khách hàng được hỗ trợ gồm: hộ gia đình, bệnh viện, nhà trẻ mẫu giáo, trường học, nhà hàng, khách sạn. Chính sách hỗ trợ cụ thể như sau:

- Khách hàng (là các hộ gia đình) mua thiết bị bình nước nóng NLMT trong chương trình này được EVN hỗ trợ một triệu đồng/bộ.

- Khách hàng là bệnh viện, nhà trẻ mẫu giáo, trường học, nhà hàng, khách sạn được EVN hỗ trợ với số lượng theo nhu cầu sử dụng. Trường hợp lắp đặt loại bình nước nóng NLMT quy mô nhỏ (hay còn gọi là quy mô gia đình) dung tích từ 120 - 250 lít, mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/bộ. Trường hợp lắp đặt giàn nước nóng NLMT quy mô lớn (hay còn gọi là quy mô công nghiệp) dung tích từ 500 lít trở lên, hỗ trợ một triệu đồng /200 lít dung tích của giàn thiết bị.

Tổng chi phí của EVN trong Chương trình là 77 tỷ đồng, trong đó chi hỗ trợ cho khách hàng là 70 tỷ đồng (70 nghìn bình x 1 triệu đồng/bình) và chi quảng bá tuyên truyền cho chương trình là bảy tỷ đồng.

XUÂN BÁCH - Nhân dân

12/22/2011

Cháy do xì gas tại một nhà hàng

Khoảng 5g30 ngày 22-12, một vụ cháy do xì bình gas tại tòa nhà 5 tầng số 2B Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM khiến một khu bếp tại tầng trệt bị thiêu rụi.

Hiện trường vụ cháy
Đây là tòa nhà thuộc sở hữu của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Vi Biển, chuyên kinh doanh món sushi.

Theo một người dân sống gần đó, khi thấy khói bốc ra từ tầng trệt đen kịt cả một đoạn đường, người dân xông vào chữa cháy thì thấy gian bếp bốc cháy nghi ngút. Do có nhiều bình gas dễ nổ nên nhiều người không dám vào. Ngay sau đó, người dân đã gọi điện cho lực lượng chữa cháy.

Khoảng 20 phút sau lực lượng phòng cháy chữa cháy Công an quận 1 đã có mặt để dập lửa. Bốn xe chữa cháy cùng hơn 30 chiến sĩ có mặt tại hiện trường. Các bình gas được mang ra ngoài. Hơn 100m xung quanh hiện trường được lực lượng chức năng phong tỏa để phục vụ công tác chữa cháy.

Khoảng 6g30, ngọn lửa cơ bản được khống chế hoàn toàn. Tuy nhiên, gian bếp của tòa nhà này đã bị thiêu rụi.

Các bình gas được đưa ra ngoài
Theo một chiến sĩ phòng cháy chữa cháy, nguyên nhân ban đầu được xác định là do xì gas.

Rất may không có thiệt hại đáng tiếc nào về người.

Lực lượng dân phòng và Công an phường Đa Kao đã có mặt để bảo vệ hiện trường.

ĐẠI VIỆT - Tuổi Trẻ

12/20/2011

Những quán cafe Sài Gòn hấp dẫn cho dịp Giáng sinh

Noel năm nay rơi vào những ngày cuối tuần nên hầu hết các quán cà phê đều có chương trình ca nhạc đặc biệt để “lôi kéo” giới trẻ.

Cooku’s Nest cà phê 



Sự ấm cúng của ngôi nhà nhỏ trong hẻm, mùi thơm thoang thoảng của gỗ, những góc ngồi với không gian khác nhau tạo nên nét lãng mạn rất riêng cho quán.

Địa chỉ: Cooku's Nest, 13 Tú Xương, Q.3, TP. HCM.

Hoa cà phê


Nếu xét về không gian, hoa cà phê còn bé xinh hơn ngôi nhà số 7 song với nét duyên của vườn hoa treo ngược, những loại kem được mix màu và mùi ngộ nghĩnh cùng giọng hát không bị biến âm khi dùng mic cũng thú vị.

Địa chỉ: Cà phê Hoa, 430/7 Cách Mạng Tháng Tám, P. 11 , Q. 3 , TP.HCM.

Um Ka Fe


Không gian đậm chất thiền, nét tinh tế của các bức tượng phật khắc vào gạch, tiếng ghi ta trầm bổng và giọng hát của người nghệ sỹ già kinh qua nhiều thăng trầm của cuộc sống khiến những ưu tư của bạn trôi qua như một điệu nhạc nhẹ.

Địa chỉ: Um Ka Fe, 16/2 Trương Định, Q.3, TP. HCM.

Khu vườn tình yêu


Nếu không gian của Um cà phê mang tính thiền thì giống như tên gọi, khu vườn tình yêu có một chút e thẹn của những ngày đầu, chút nhớ nhung, yêu thương và giận dỗi thể hiện qua dây leo bé xinh trên khung cửa sổ, những kiểu ghế khác nhau…

Địa chỉ: Jardin D'amour, 8 bis, Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP. HCM.

Đen trắng cà phê


Con hẻm nhỏ hun hút, tông màu đen trắng dịu dàng, đen trắng như nốt lặng trong của thành phố xô bồ. Một điểm nhỏ là đen trắng không chơi nhạc sống, nhưng những ca khúc Giáng sinh bất hủ nổi tiếng duới bàn tay tài hoa của người nghệ sỹ piano khiến đêm Giáng sinh trở nên an bình và nhiều ý nghĩa hơn.

Địa chỉ: Đen & Trắng Coffee, số 47 Tú Xương, Q3, TP HCM.

Icoffee


Cầu thang nến ấm áp, những thanh gỗ sắp xếp ngẫu hứng, lọ hoa tươi xinh xắn, Icoffee mang đến cảm giác dịu dàng, thanh bình và ấm áp.

Địa chỉ: iCoffee - 57F Tú Xương, P.7, Q.3, TP.HCM.

Cashbar


Đêm phương đông huyền bí với hẻm nhỏ hun hút, cầu thang bí ẩn, hương trầm thoang thoảng và những vũ công bell dance quyến rũ, một sự lựa chọn cá tính vào đêm giáng sinh.

Địa chỉ: Cà phê Casbah, 59 Nguyễn Du, Quận 1, TP. HCM.

Sài Gòn Xanh


Ngoài không gian thích hợp cho mọi đối tượng, mọi tâm trạng, chương trình đêm nhạc của quán được đầu tư khá nhiều về ca sỹ khách mời và dàn âm thanh cực tốt.

Địa chỉ: Sài Gòn Xanh 269 Điện Biên Phủ, Phường 07, Quận 3, TP HCM.

Acoutics cà phê


Phong cách rock bụi của xe mô tô và xe hơi cổ trước của quán cùng những hình vẽ, ấm phẩm đọng chất rock, những giai điệu cháy bỏng, Acoutisc xứng với không gian không dành cho những người muốn nghỉ ngơi hay thư giãn.

Địa chỉ: Cà phê Acoutics, 6E1 Ngô Thời Nhiệm, P. 7, Q. 3, TP. HCM.

Cây táo gai


Không gian yên tĩnh, hương táo thoang thoảng cùng nét giản dị của gỗ, của cây xanh, tiếng đàn mộc, giọng hát trong như lời hát của thiên thần hát mừang bên máng cỏ mừng chúa hài đồng hơn hai ngàn năm trước.

Xã Luận

Ngay ngáy lo ngộ độc

Miếng ăn hằng ngày của người dân đang trở thành hiểm họa thực sự khi mà thực phẩm trước khi lên bàn ăn lại bị ngâm, nhúng, tẩm đẫm hóa chất, phụ gia hương liệu độc hại.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra chợ hóa chất
Kim Biên, TP. HCM ngày 17-12-2011. 
Đủ kiểu biến hóa thịt thối thành thịt tươi

Khi tôi dừng chân tại sạp hóa chất Chấn Ph. ở chợ Kim Biên (TPHCM), hỏi mua hóa chất tẩy trắng thực phẩm khô, nhân viên của quán chỉ vào bịch chất lỏng 10 lít có dòng chữ “hóa chất tẩy vải”, sau đó chiết ra bịch nhỏ một lít và hô giá 100.000 đồng. “Chiết ra khoảng 20ml, hòa với 5 lít nước lạnh rồi cho bì heo, ngó sen, khoai tây, rau hay cùi dừa…vào ngâm 10 phút sau là trắng tinh, sạch sẽ”- nhân viên này dặn.

Chạy qua cửa hàng Ngà N., tôi trình bày có một ít thịt đã bị ươn thối muốn “lên đời” để làm mồi cho quán nhậu, một người ở tiệm chỉ cho loại hóa chất bên ngoài ghi dòng chữ Magnesium Sulfate - một hóa chất công nghiệp tẩy vải lụa. Thấy tôi có vẻ nghi ngờ, người này trấn an: “Không sao đâu, loại hóa chất công nghiệp nhưng vẫn được dùng cho thực phẩm. Chỉ cần ngâm với hóa chất này sau đó thịt sẽ tươi lại, tẩy sạch mùi luôn”.

Nguy hại hơn, mới đây Chi cục Thú y TPHCM còn phát hiện 400 kg thịt heo đã bị ôi thối, heo bị xuất huyết nhưng vẫn được cho “lên đời” bằng hóa chất đưa đến các quán ăn. “Sau khi mua thịt thối về, một cơ sở ở Bình Chánh cho biết đã ngâm vào dung dịch Sunfua dioxit mua ở chợ Kim Biên để hô biến 400kg thịt heo thành thịt đà điểu sau đó bỏ cho nhà hàng với giá cao” - một cán bộ thú y nói.

Nhiều chuyên gia thú y cho biết, chỉ cần hơn 10 phút, hóa chất Sulfite dùng tẩy trắng mủ cao su trong ngành công nghiệp, có thể tẩy trắng da heo, bò, bê ôi thiu, biến những miếng thịt bỏ đi thành tươi rói.

Tại chợ hóa chất và phụ gia hương liệu này, các hộ kinh doanh hàng ăn uống tha hồ lựa chọn để tân trang, biến thực phẩm bẩn thành các món ăn, thức uống đặc sản. Một chủ cửa hàng ở khu chợ hóa chất cho biết, không ít chủ quán ăn thường đến mua sỉ hàng chục kg hương liệu thịt heo, hương bò hầm dùng để nấu lẩu, nấu phở.

Đối với thức uống, nhiều loại hương liệu phụ gia cà phê, hương dâu, cam, sinh tố bơ…đều được bán tràn lan. Người mua chỉ cần bỏ hương liệu này vào nước sôi, thêm ít đường hóa học, phẩm màu là có thể có ly nước cam hoặc cà phê chồn đặc sản.

Bà Lưu Thị Kim Nhung, Trưởng ban quản lý chợ Kim Biên cho biết, ngay cả những người kinh doanh cũng mù tịt về nhãn mác, thành phần tác dụng của hóa chất nên việc kiểm soát chất độc hại này rất khó khăn. Theo bà Nhung, hiện chợ có 17 hộ kinh doanh phụ gia thực phẩm, sử dụng 21 sạp, trong đó có 5 hộ kinh doanh xen kẽ với ngành hàng khác.

Mới đây, tại cơ sở kinh doanh hóa chất Đăng Hưng, Thanh tra Sở y tế TPHCM phát hiện nơi đây kinh doanh hóa chất công nghiệp -thực phẩm lẫn lộn, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm…Trong khi đó, vẫn còn 86 hộ khác kinh doanh hóa chất phụ gia trên các đường phố địa bàn quận khiến quản lý hóa chất phụ gia gặp thách thức.

Chất tẩy hóa học bán tại chợ ở TPHCM
Vừa ăn vừa lo ngộ độc

Ông Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, 80% lượng thực phẩm hằng ngày cung cấp cho thành phố từ các tỉnh, nên việc kiểm soát để có miếng ăn sạch cho dân không phải là chuyện dễ dàng. Bằng chứng là thời gian qua, gần như ngày nào Chi cục Thú y TPHCM cũng bắt được vài vụ vận chuyển thịt thối từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung vào TPHCM, len lỏi đến từng bữa ăn người dân.

"100% mứt các loại ngâm chất tẩy trắng công nghiệp, gần 50% dụng cụ sản xuất bẩn, 50% nước uống đóng bình nhiễm vi sinh. Đúng là quá bẩn, ăn chi toàn là đồ bẩn!”.- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói tại buổi triển khai công tác ATVSTP tại TPHCM chiều 17-12.

Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM cho biết, thịt bẩn, thịt thối tuồn vào TPHCM không những chưa trị dứt điểm mà ngày càng gia tăng. Đó là chưa kể thịt bẩn, nhất là thịt nhập khẩu, thay vì nhập khẩu trực tiếp về TPHCM, các chủ hàng nhập về tỉnh rồi tuồn về TPHCM, vì ở tỉnh công tác kiểm soát còn hạn chế.

“Thịt có giấy kiểm dịch nhưng khi xác minh thì toàn giấy giả, còn chủ hàng thì toàn khai địa chỉ ma nên khó xử lý” - ông Thảo cho biết. Theo ông Thảo, từ đầu năm đến nay Chi cục đã xử phạt 4.198 trường hợp vận chuyển, kinh doanh thịt động vật không có giấy kiểm dịch vào thành phố, tăng 1.601 vụ so với năm 2010.

Không chỉ có thịt, nhiều loại thực phẩm thiết yếu được dùng hằng ngày cũng rất đáng lo ngại về tình trạng nhiễm bẩn.

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TPHCM cho biết, theo kết quả xét nghiệm thực phẩm từ đầu năm đến nay, 27% nước tương, tương ớt lấy mẫu trên địa bàn TP nhiễm vi sinh; 50% nước uống đóng bình nhiễm vi sinh; 40% bánh canh, bún nhiễm hóa chất; 50% tương các loại nhiễm vi sinh; 33% bột ớt, hạt dưa nhiễm Rhodamine B; 33% mì, phở, bánh canh các loại nhiễm hàn the; 37,5% chả các loại nhiễm hàn the; 100% mứt các loại nhiễm chất tẩy trắng công nghiệp; 70,4% siro các loại nhiễm DEHP… Đó cũng là nguyên nhân khiến số vụ ngộ độc không ngừng gia tăng.

Ông Lê Hoàng Ninh, Viện trưởng Viện vệ sinh y tế công cộng TPHCM cho biết, 30% số vụ ngộ độc hiện vẫn chưa truy được nguyên nhân, còn các vụ đã xác định được thì do 50% là vi trùng và 50% do hóa chất.

Dân vẫn phải tự cứu là chính

“Kiểm tra đến đâu phát hiện vi phạm đến đó” - ông Huỳnh Lê Thái Hòa cho biết. Cũng theo ông Hòa, trong năm 2011 kiểm tra 32.585 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, phát hiện 1.463 sai phạm, đình chỉ hoạt động 181 cơ sở, tịch thu tiêu huỷ gần 25 tấn thực phẩm các loại, gồm hàng tấn thực phẩm đóng hộp, bao gói nhiễm phóng xạ, quá hạn sử dụng.

“Hiện TPHCM có gần 30.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống phục vụ cho nhu cầu của hơn 9 triệu dân, trong khi bộ máy thanh kiểm tra mỏng, không thể kham nổi”- ông Hòa nói.

Trước những mối nguy rình rập, ông Hứa Ngọc Thuận- Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng, trước mắt người dân phải biết tự bảo vệ mình. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lo ngại những vụ ngộ độc tập thể vừa qua chỉ là ngộ độc cấp tính, đáng ngại nhất là ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống.

Bộ trưởng yêu cầu TPHCM đặt ngay các trạm kiểm soát, kiểm dịch thực phẩm ở các chợ đầu mối bởi nguồn cung ứng lớn, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm.

Bán hóa chất phải có bằng như bán thuốc tây
Trước tình trạng hầu hết hộ kinh doanh bán hóa chất, phụ gia không có bằng cấp, mù tịt kiến thức về sản phẩm, TS Nguyễn Công Khẩn - Cục trưởng Cục ATVSTP cho biết, sắp tới sẽ đề xuất đào tạo, huấn luyện cho người bán hóa chất, phụ gia và cấp giấy chứng nhận như với bán thuốc tây.
“Ai muốn kinh doanh phải có giấy chứng nhận như kiểu nhà thuốc đạt chuẩn GPP (thực hành tốt bán lẻ thuốc) mới được bán” - ông Khẩn đề xuất.

Lê Nguyễn - Tiền Phong

12/19/2011

Giáng sinh an lành tại các nhà hàng ở Sài Gòn

Giáng sinh đang đến gần, đây là dịp để bạn cùng cùng bạn bè và người thân của mình sum họp, sẻ chia những khoảnh khắc đáng nhớ. Rất nhiều nhà hàng ở Sài Gòn tổ chức các chương trình đặc biệt chào đón Giáng sinh.

1. Nhà hàng Lion


Nhà hàng Lion từ lâu đã là điểm dừng chân quen thuộc của các thực khách sành ăn trong và ngoài nước. Mở cửa phục vụ thực khách từ tháng 6 năm 2002 với các món ăn Á, Âu đặc sắc và có hương vị rất riêng. Sau nhiều năm nỗ lực hoàn thiện hơn nữa từ việc mở rộng thực đơn, cách bài trí cho đến cung cách phục vụ, hiện nay nhà hàng Lion đã có được một chỗ đứng vững chắc trong thế giới ẩm thực tại Sài Gòn.

Chào mừng giáng sinh và đón năm mới 2012, nhà hàng Lion mang đến chương trình:

Buffet ngày 24 & 31/12

Giá vé: 649.000 đ/người lớn, 379.000đ/trẻ em

Thời gian: 18:00 - 22:00

Buffet: Âu, Á đặc sắc

Thức uống: Bia tươi Đức, nước ngọt, nước suối

Nhà hàng Lion

Địa chỉ : 11 - 13 Công Trường Lam Sơn, Q.1, Tp. HCM

Điện thoại : 08.38238514 - Fax : 08.3823851

2. Nhà hàng Đồng Khánh



Nhà hàng Đồng Khánh đã sẵn sàng mang đến cho thực khách một buổi tiệc buffet Giáng sinh ấm áp và đầy mĩ vị từ 18 giờ đến 21 giờ 30 ngày 24-12-2011 với thực đơn phong phú và nhiều chương trình hấp dẫn để Giáng sinh thêm phần cảm xúc và ý nghĩa.

Hơn 40 món ngon của nhiều nước khác nhau được bài trí đẹp mắt do các đầu bếp chuyên nghiệp của nhà hàng thực hiện sẽ làm hài lòng thực khách: paté hải sản với ô liu, bánh pizza, salami ô liu, xúc xích cuộn bacon, salad Ý - Nga, súp hải sản Pháp… nui hải sản đút lò, gà nấu rượu, mì Ý…

Ngoài thực đơn phong phú như trên, khách còn được trao tay những món quà Noel xinh xắn và chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng hấp dẫn khi mua vé trước:

Khách mua vé trước 3 ngày: 10 vé tặng 1 vé (vé thứ 11)

Khách mua vé trước 1 ngày: giảm 5% khi mua 10 vé

Giá vé: 359.000 đ/người lớn; 219.000 đ/trẻ em.

Nhà hàng Đồng Khánh

Địa chỉ: 2 Trần Hưng Đạo B, phường 7, quận 5 - TPHCM

Điện thoại: 08.39236404 - 08.39236424

3. Nhà hàng Buffet King BBQ


Nhằm chào đón giáng sinh và gửi lời cảm ơn đến khách hàng, Nhà hàng King BBQ gửi đến quý khách hàng chương trình ưu đãi buffet từ 15/11 đến 31/12/2011 với nội dung như sau:

- Giảm 5% cho nhóm 4 – 9 người

- Giảm 10% cho nhóm 10 – 19 người

- Giảm 15/% cho nhóm trên 20 người

Nhà hàng buffet King BBQ

Địa chỉ: Vincom Center, tầng B3, Lê Thánh Tôn, Q 1, TP HCM

Điện thoại: 08.3993.9486

4. Nhà hàng Hoàng Yến


Mừng Giáng sinh và năm mới 2011, nhà hàng Hoàng Yến Buffet có chương trình ẩm thực đặc sắc, giới thiệu nhiều món mới như: Súp gà xé tam tơ, cua bể sốt cay, tôm rang bơ tỏi, cá hấp bơ chanh, vịt quay, bánh Noel, bánh nướng kiểu Pháp, bánh sô cô la và hơn 80 món ăn Âu – Á. Miễn phí nước ngọt.

Giá vé: 195.000đ/ trẻ em – 395.000đ/ người lớn. Chương trình áp dụng từ 17g ngày 24/12 – 31/12.

Nhà hàng Hoàng Yến

- Lầu 5, Zen Plaza, 54-56 Nguyễn Trãi, Q.1;

Điện thoại: 08.2210.2309

- Lầu 1, Mê Linh Point Tower, 02 Ngô Đức Kế, Q.1;

Điện thoại: 08.2210.2311

5. Nhà hàng Full House


Chào đón Giáng sinh và năm mới 2012, Nhà hàng Full House tổ chức một chương trình đặc biệt mang tên "Mừng Noel tưng bừng với tiệc Buffet".

Trong hai ngày 24 và 25 tháng 12, Full House sẽ tổ chức tiệc buffet với hơn 50 món ăn đặc sắc và miễn phí đồ uống bao gồm rượu vang, nước ngọt, nước suối và nước trà. Các bé tới cùng cha mẹ sẽ được thỏa thích chơi đùa trong không gian Giáng sinh ấm cúng tại Full House và được Ông già Noel tặng những món quà dễ thương và ý nghĩa. Đặc biệt, Full House còn tổ chức quay số trúng thưởng với nhiều giải thưởng hấp dẫn.

Ngoài ra, khách hàng đến với Full House dịp Giáng sinh còn có cơ hội nhận được rất nhiều ưu đãi khác:

- Giá vé: 189.000đ, trẻ em dưới 1m giảm 50%, vé đã bao gồm dịch vụ xông hơi và bơi;

- Khách hàng mua 10 vé được tặng 01 vé;

- Hóa đơn từ 500.000đ trở lên được tặng 01 điểm, 10 điểm sẽ được 01 vé miễn phí;

- Khách hàng đặt tiệc được tặng trái cây hoặc bánh kem.

Nhà hàng Full House

Địa chỉ: 23-25 Đường 49B, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. HCM

Điện thoại: 08.3754.5343 - 08.3754.5355

Hotline: 090.369.5757

6. Khách sạn Caravelle

Tại Khách sạn Caravelle, nhà hàng Atrium Café sẽ phục vụ thực khách dạ tiệc Noel tự chọn, đồ hóa trang và thức uống phục vụ miễn phí, được ông già Noel tặng quà. Vào đêm giao thừa dương lịch 2012, dạ tiệc đêm giao thừa với tiết mục thả bong bóng. Buổi trưa ngày Noel và ngày đầu tiên năm 2012 sẽ có song tấu Guitar và vĩ cầm.

Giá vé dạ tiệc đêm Noel và tết dương lịch 2012 là 1.600.000 đồng++/người lớn.

Khách sạn Caravelle 

Địa chỉ: 19 Công trường Lam Sơn, Q. 1, Tp. HCM

Điện thoại: 08. 3823 4999

7. Nhà hàng xoay Hoàng Gia 

Chương trình tiệc “Giáng sinh 360 độ” trong không gian xoay đầm ấm vào đêm 24/12 bao gồm hơn 100 món Hoa, Việt, âu. Trong vòng 90 phút, từ độ cao 40m, nhà hàng sẽ xoay đủ 1 vòng 360 độ. Đồng thời, trong đêm còn có chương trình “Live music”, hát và nhảy cùng ông già Noel. 

- Vé khoảng 100.000 đồng/món. 

- Đặt chỗ trước 24/12 giảm giá 10% trên hóa đơn thanh toán. 

- Các món trong đêm Noel cần được đặt trước 22/12.

Nhà hàng xoay Hoàng Gia 

Ðịa chỉ: Lầu 9,12D Cách Mạng Tháng Tám, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.

Ðiện thoại: (08) 8274719

8. Nhà hàng Au Manior De Khai 

(đường Điện Biên Phủ, Q.3): Lãng mạn với đêm “Giáng Sinh trắng”, toàn bộ nhà hàng sẽ trang trí theo tông màu trắng thuần khiết theo phong cách cổ điển của Pháp. Nến lung linh rải khắp khu vườn của nhà hàng.. Thực khách sẽ đón Noel với rượu champagne khai vị, các món ăn thượng hạng khác như hàu Pháp, trứng cá Caviar, bò Kobe, tôm hùm Bắc Mỹ. 

Vé trọn gói của đêm Noel ấn tượng này là 2.835.000 đồng ++/khách. Khách sẽ được tặng 1 chai rượu.

Nhà hàng Au Manior De Khai 

Địa chỉ: 251 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (08) 39303394 

9. Khách sạn Saigon Palace

Khu vực Ballroom vào đêm 24/12 với “Đêm hội thiên thần” tiệc Buffet và ca nhạc. Đêm 31/12/2011 là “Vũ điệu đêm giao thừa” với các món buffet khắp các châu lục, thực khách sẽ cùng hòa mình vào vũ điệu Tango, cùng nâng ly đếm ngược thời gian vào thời khắc chuyển giao của năm. 

Vé chương trình là 1.100.000 đồng/người lớn, 500.000 đồng/trẻ em.

Khách sạn Saigon Palace

Địa chỉ: 56 - 66 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. 

Điện thoại : (84-8) 8244231 

10. Nhà hàng Golden Palace 

Chương trình “Giáng Sinh an bình” vào đêm 24/12 với tiệc buffet hải sản. Vào đêm 31/12, chương trình “Dạ tiệc giao thừa” vui nhộn với các chú hề, buffet 50 món và bia tươi miễn phí suốt tiệc. 

Giá vé 800.000 đồng/người lớn, 400.000 đồng/trẻ em.

Nhà hàng Golden Palace 

Ðịa chỉ: Lầu 5 khách sạn Palace, 56-66 Nguyễn Huệ, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (08) 38297284/ 38292860

11. Nhà hàng Calibre Charner

Buffet “Thiên thần hội ngộ” vào đêm 24/12 với 18 món đặc sắc, rượu vang , bia tươi, nước ngọt và ban nhạc tam tấu. Đêm 31/12 với buffet và tận hưởng không khí năm mới tưng bừng ở khu vực trung tâm Q.1 với rất nhiều chương trình đón mừng năm mới đặc sắc với âm thanh, ánh sáng hiện đại. 

Vé ngày 24/12 giá 690.000 đồng/người lớn, 490.000 đồng/trẻ em. 

Ngày 31/12 giá 990.000 đồng/người lớn và 690.000 đồng/trẻ em.

Nhà hàng Calibre Charner

Địa chỉ: Khách sạn Palace Saigon, 56 - 66 Nguyễn Huệ, Quận 1, TPHCM

Điện thoại: 08 38244233.

12. Nhà hàng Nam Phan 

Đêm Noel sẽ thật nhẹ nhàng, tinh tế bằng bức tranh ánh sáng được vẽ bằng đèn, nến và hoa. Thực đơn cho đêm Noel với rất nhiều món ăn bổ dưỡng như súp hồng yến, chả giò vi cá, gỏi tôm càng, tôm lột…

Vé của chương trình là 1.365.000 đồng ++/người lớn.

Nhà hàng Nam Phan 

Ðịa chỉ: 64 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.

Ðiện thoại: (08) 8292757

Tổng hợp

Bạn xem gì đầu tiên khi thăm một trang Facebook Page

Để thu hút sự chú ý của khách khi ghé thăm Facebook Page của mình, các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều ứng dụng và Profile Photo bắt mắt. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, hoá ra Wall lại là chỗ được mọi người chú ý đầu tiên.

Trong một nghiên cứu do EyeTrackShop thực hiện, 30 người tình nguyện được xem Facebook Page của các nhãn hiệu hàng đầu trên thế giới, hầu hết mọi người nhìn vào Wall đầu tiên – thường trong một khoảng thời gian gấp 4 lần so với các phần khác trên trang.

Dưới đây là một số những kết luận thú vị sau khi nghiên cứu Facebook Page của các hãng Coca-Cola, Skittles, Victoria’s Secret, Starbucks, Converse, PlayStation, Pringles và Red Bull:

Nội dung. Khách ghé thăm hầu như đều nhìn Wall đầu tiên và dành nhiều thời gian cho nó hơn bất kỳ phần nào khách trong trang.


Ngoại lệ: Ảnh người mẫu mặc bikini. Facebook Page của Victoria’s Secret là trang duy nhất mà mọi người nhìn vào Profile Photo đầu tiên – một người mẫu mặc bikini – trước khi xem Wall. Tuy nhiên rất thú vị là gương mặt của người mẫu (không phải ngực) lại nhận được sự chú ý hơn cả. 



Mức độ chú ý vào Profile Photo của các trang Facebook Page rất khác nhau. Hầu hết các Profile Photo không nhận được nhiều sự chú ý. Chỉ 57% khách ghé thăm trang của Coca-Cola ngay lập tức để ý đến chai Coke to đùng ngay trên Profile Photo. Thông thường, Profile Photo có ảnh khuôn mặt sẽ thu hút được nhiều sự chú ý nhất.



Ảnh trên Wall thu hút sự chú ý. Wall có nhiều ảnh nhất, PlayStation, cũng là nơi mọi người nhìn lâu nhất. Trung bình, khách nhìn vào Wall trong 4.88 giây. Không phần nào trên trang thu hút sự chú ý hơn 4 giây.

Sarah Kessler - Mashable

12/18/2011

Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong dịp tết

Ông Huỳnh Lê Thái Hoà
Thực hiện kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nhâm Thìn của Ban chỉ đạo liên ngành trung ương, ngày 13-12, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) thông báo đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra tại Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM trong tháng 12 này.

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa - chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM - cho biết:

- Sau khi làm việc tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đoàn sẽ vào TP.HCM để thanh tra đột xuất không báo trước tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên địa bàn TP trong hai ngày.

* Người dân có thể yên tâm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp tết năm nay không, thưa ông?

- Ngoài kế hoạch kiểm tra của trung ương như đã nói trên, từ tháng 11 vừa qua chúng tôi đã kiến nghị UBND TP lập ba đoàn thanh tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm cấp TP gồm Sở Công thương, Sở Y tế và Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn. Cũng theo kế hoạch này, mỗi sở theo sự phân công quản lý của mình phải thành lập thêm các đoàn thanh tra chuyên ngành khác. Riêng thanh tra Sở Y tế TP đã lập ba đoàn thanh tra thực phẩm. Cấp quận, huyện cũng có 24 đoàn thanh tra liên ngành trên địa bàn mình phụ trách. Thời gian thanh tra đã bắt đầu từ đầu tháng 12 này và kéo dài đến hết ngày 20-1-2012 (27 tết).

Các đoàn thanh tra được giao nhiệm vụ kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm và cả các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Trong đó, sẽ đặt trọng tâm kiểm tra các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán, các cơ sở vui chơi giải trí có phục vụ ăn uống, nhà hàng, chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm phục vụ tết để thực phẩm đến tay người tiêu dùng an toàn và không xảy ra ngộ độc thực phẩm trước, trong và sau tết.

* Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của các đợt kiểm tra an toàn thực phẩm trong thời gian qua?

- Trước đây, các cơ quan chức năng thường đi thanh tra theo kiểu “xuân thu tam kỳ”, nghĩa là Tết Trung thu một đợt, Tết Nguyên đán một đợt và một đợt cao điểm nữa vào tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm hằng năm. Các cơ sở hầu như đã nắm được “quy luật” này. Hiện nay, chúng tôi chủ trương thanh tra kéo dài cả năm, lúc nào, mùa nào cũng có hoạt động thanh tra, kiểm tra và đặc biệt tăng cường mạnh hơn nữa vào các thời điểm “xuân thu tam kỳ” nêu trên.

* Các vi phạm nào thường gặp vào các đợt kiểm tra trong dịp Tết Nguyên đán, thưa ông?

- Những vi phạm thường gặp là vi phạm về điều kiện sản xuất như vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh nhân viên, đặc biệt thường xảy ra ở các cơ sở sản xuất bánh mứt. Còn những vi phạm về tính an toàn sản phẩm, chúng tôi công bố ngay để thu hồi và để người tiêu dùng biết không mua những sản phẩm ấy hoặc nếu đã mua rồi thì mang trả lại.

* Ông có lời khuyên nào cho người dân trong vấn đề ăn uống, mua sắm dịp tết năm nay không?

- Trước hết, tôi lưu ý bà con khi chọn mua thực phẩm phải xem có nguồn gốc rõ ràng hay không. Thứ hai, không mua những sản phẩm được bày bán ở những nơi không đủ điều kiện kinh doanh, mất vệ sinh. Thứ ba, cương quyết không mua những sản phẩm đóng gói mà không có nhãn. Nên chọn mua những sản phẩm của các doanh nghiệp đã có thương hiệu và uy tín lâu năm.

Thói quen của bà con ta là dự trữ thực phẩm để phục vụ những ngày tết từ 30 tết đến mồng 3. Bà con hết sức lưu ý điều kiện bảo quản thực phẩm để tránh bị hư và nhớ hâm nóng thực phẩm dự trữ trước khi dùng.

QUỐC NGỌC - Tuổi Trẻ

12/16/2011

Những bí quyết phát hiện và giữ nhân tài của KFC

“Một trong những bí quyết phát hiện và giữ nhân tài của chúng tôi là: Tôn trọng sáng kiến của mỗi người và tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện những ý tưởng của họ”, ông Lê Hoài Nam - Giám đốc Marketing của KFC cho biết khi nói về thành công của KFC trong chiến lược phát triển con người.


Ở KFC có một phong cách làm việc rất thú vị: trong cuộc họp tìm ý tưởng mới, từ cán bộ quản lý tới nhân viên phục vụ đều có thể tham gia cuộc họp và đưa ra sáng kiến của riêng mình. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả để phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể.

12/15/2011

Khách sạn, nhà hàng cạnh tranh bữa tiệc đón Giáng sinh

Không chỉ có những món quà đặc biệt dành cho trẻ em, các khách sạn và nhà hàng ở Hà Nội còn đua nhau thiết kế những thực đơn đặc biệt, với những giá ưu đãi chỉ dành riêng cho dịp đón Giáng sinh năm nay nhằm "hút" khách.

Khách sạn "vip" giá vé thấp nhất 844.000 đồng/trẻ em

Hầu hết các khách sạn 4 và 5 sao ở Hà Nội như: Melia, Daewoo, Hilton, Metropole… ngoài việc trang hoàng sảnh lớn, cửa kính ấn tượng với cây thông Noel, bông tuyết, ông già Santa, tuần lộc thì đều có chương trình biểu diễn nghệ thuật bán vé và giảm giá đồ ăn cho khách hàng.

Khách sạn tại Hà Nội đều đã được trang hoàng lộng lẫy. 

Có lẽ, Hilton Hanoi Opera là khách sạn khởi động mùa Giáng sinh sớm nhất, từ đêm 2.12 đã tổ chức tiệc chào đón ông già Noel cùng sự tham dự của hơn 200 trẻ em, đối tác và khách của khách sạn.

Đại diện khách sạn này cho hay, sẽ tổ chức một loạt những hoạt động lễ hội cho khách nội địa và chuyên gia nước ngoài. Đặc biệt, cho những thực khách nhí, khách sạn chuẩn bị một khu vực vui chơi với nhà bánh gừng… Giá vé dự tiệc Giáng sinh của Hilton cũng không dưới 1 triệu đồng, trong đó, cao nhất là 1,8 triệu đồng cho một xuất dự tiệc tối tất niên tự chọn quốc tế tại nhà hàng Ba Miền của Hilton. Ngoài việc tổ chức các đêm tiệc, Hilton còn tổ chức bán bánh Giáng sinh với quầy bánh được mở cửa từ 2.12.2011 đến 6.1.2012.

Thực đơn phong phú.

Tại khách sạn Daewoo, bà Phạm Thị Bích Hường, Trưởng phòng đối ngoại cho biết: "Ngoài việc trang hoàng lộng lẫy ở sảnh khách sạn, trong mỗi phòng ăn của khách sạn chúng tôi cũng tạo khung cảnh Noel nhằm tạo không khí ấm áp và gần gũi quê hương cho những người xa xứ. Năm nay, khách sạn Daewoo đón Noel bằng một Gala Đêm hội Giáng sinh tổ chức vào đúng ngày 24.12. Giá vé là 1.583.000 đồng/người lớn, 844.000 đồng/trẻ em. Khách hàng sẽ được nhận thêm coupon đồ uống miễn phí và có nhiều phần quà cho trẻ em.

Ông già Noel tặng quà cho các em nhỏ đêm Giáng sinh là món quà không thể thiếu của mỗi khách sạn. 

Mùa Giáng sinh năm nay tại khách sạn Melia sẽ có chương trình đặc biệt là những tiết mục hát Thánh ca của các em khiếm thị dành tặng cho khách hàng. Chương trình này sẽ chỉ bán vé xem biểu diễn nghệ thuật vào ngày 24.12 với chương trình “Đêm lấp lánh”.

Còn nếu muốn thưởng thức những bữa tiệc mang nhiều phong cách riêng như của Việt Nam, Pháp, Italy… thực khách có thể tham gia các chương trình tiệc tại khách sạn Metropole Hà Nội. Tuy nhiên, mức giá dự tiệc khá cao, dao động trong khoảng từ 55 USD đến 185 USD (khoảng 1 triệu đồng đến 3,8 triệu đồng).

Nhà hàng đua nhau giảm giá

Nhiều nhà hàng ở Hà Nội cũng đã có chương trình tổ chức bữa tiệc đón Giáng sinh và năm mới riêng cho mình. Đơn cử như chuỗi nhà hàng My Way trong thời gian từ ngày 10.12 đến 21.1.2012, bất kỳ khách hàng nhí nào đến thưởng thức ẩm thực đều có thể hái những món quà trên cây thông miễn phí. Vào đêm Noel, các em nhỏ còn được ông già Noel tặng quà.

Trẻ nhỏ được tự do hái quà trên cây thông Noel.

Cũng từ 10.12, thực khách có thể thưởng thức thực đơn đặc trưng nhất của ngày lễ Noel và năm mới mang phong vị phương Tây. Đó là Classic X’mas Menu với những món ăn truyền thống như súp hạt dẻ, đùi gà Tây, bánh Pudding... và những loại rượu vang hảo hạng từ khắp nơi trên thế giới.

Riêng trong 2 ngày 24 và 25.12, thực khách đến với nhà hàng Ngự Bình 1 (Cầu Giấy) và nhà hàng Ngự Bình 2 (Hà Đông) sẽ được giảm giá 10% trên tổng giá trị hóa đơn. Bên cạnh những món ăn đậm đà phong vị truyền thống, sẽ có những món ăn mang chút nét hiện đại của phong cách ẩm thực mới. Cùng với đó, sẽ có những bản nhạc mang âm hưởng vui tươi chào xuân và đón mùa Noel mới sẽ làm cho không gian nhà hàng thêm phần ấm cúng.

Đặc biệt, bạn trẻ và những trẻ nhỏ còn được thoải mái chụp hình lưu niệm bên những ông già tuyết vui nhộn, hoa tươi và cây thông Noel được trang hoàng lộng lẫy cùng với nhận những món quà bất ngờ, độc đáo…

Với sự phong phú của những bữa tiệc Giáng sinh được các khách sạn, nhà hàng tổ chức chắc chắn sẽ giúp mỗi gia đình thêm sự lựa chọn cho sự đoàn viên trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh năm nay.

Lê Thảo - Lao Động

12/13/2011

Gà nướng, pizza Mỹ... muốn vào VN

Các thương hiệu nhà hàng, thức ăn có tiếng của Mỹ như Johnny Rockets, Denny’s, Applebees’s... đã có cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp VN để tìm đường mở rộng sự hiện diện của họ tại đây.

Cuộc đổ bộ của những thương hiệu nhà hàng, thức ăn nhanh tên tuổi của Mỹ vào VN sắp tới thông qua con đường nhượng quyền được dự báo sẽ làm cho thị trường tiêu dùng VN thêm phần sôi động.

Khi đại gia Mỹ “nhòm ngó” VN

Một phái đoàn nhượng quyền gồm 10 doanh nghiệp lớn của Mỹ đã đến VN để xúc tiến tìm kiếm cơ hội hợp tác với gần 40 doanh nghiệp VN, đúng vào tuần lễ Mỹ và VN kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp định thương mại song phương đầu tuần tháng 12-2011. Chín trong 10 doanh nghiệp đó đều là những thương hiệu nhà hàng, ẩm thực, muốn bán nhượng quyền vào VN.

Tự tin về những thông tin thu thập được, ông J.Marc Mushkin, phó giám đốc bộ phận quốc tế của thương hiệu gà nướng Pollo Tropical, cho rằng VN là một trong những quốc gia tiêu thụ thịt gà cao trên thế giới. Khác với các món gà phổ biến của thương hiệu Mỹ đang hiện diện tại VN, ông J.Marc Mushkin nói gà của Pollo Tropical đều sử dụng phương pháp nướng chín của vùng Miami, khách hàng có thể tự chọn loại xốt ưa thích. “Chúng tôi đã có mặt ở tám quốc gia, nhưng VN chính là quốc gia châu Á đầu tiên được nhắm đến vì tiềm năng hấp dẫn của đất nước đông dân này”, ông Mushkin cho biết.

Trong những thương hiệu Mỹ tìm hiểu ở thị trường VN lần này, có mặt thương hiệu pizza Round Table Pizza. Chuỗi nhà hàng pizza của Mỹ vừa hoàn thành các thủ tục nhượng quyền với Tập đoàn Mesa Group để có mặt tại VN trong quý 1-2012. Cơ hội được thương hiệu này tận dụng khi nhìn thấy sự phát triển nhanh chóng của những cửa hàng thức ăn nhanh ở VN. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn mà Round Table Pizza đưa ra khá khó khăn, như yêu cầu bên nhận nhượng quyền phải nhập toàn bộ nguyên liệu của họ, toàn bộ nhân viên bên Mỹ sang huấn luyện... Dự kiến Round Table Pizza sẽ phát triển chuỗi 20 cửa hàng trong thời gian tới.

Trong khi đó đại diện Tập đoàn Focus Brands sở hữu các thương hiệu Carvel’s, Cinnabon, Moe’s Southwest Grill... với kinh nghiệm nhượng quyền trên 40 quốc gia, 3.300 cửa hàng cũng cho biết đối tác nhận nhượng quyền sẽ được hỗ trợ tối đa để đảm bảo kinh doanh có lời, chỉ cần họ đảm bảo những mặt bằng đẹp và đang kinh doanh trong ngành thực phẩm. “Applebees’s là kiểu nhà hàng vừa phục vụ ăn uống vừa có nhạc giải trí. Khách cảm nhận sự thoải mái trên những chiếc ghế nệm êm, rộng rãi. Mô hình này sẽ đem đến không gian mới lạ cho thực khách VN” - ông Phil Crimmins, phụ trách bộ phận quốc tế của Applebees’s, vui vẻ nói.

Cần đối tác lớn


Với vai trò là người “mai mối”, ông Scott Lehr, phó chủ tịch bộ phận phát triển quốc tế của Tổ chức Nhượng quyền thương mại quốc tế, cho biết nền kinh tế Mỹ gặp ít nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Mỹ muốn phát triển thương hiệu và công việc kinh doanh của mình, đặc biệt là vươn xa khỏi nước Mỹ. Đây chính là thời điểm thích hợp nhất và châu Á, trong đó có VN, là sự lựa chọn mà doanh nghiệp Mỹ mở rộng mạng lưới cửa hàng trên toàn cầu của mình.

Thương mại Việt - Mỹ đạt 20 tỉ USD

Theo Đại sứ quán Mỹ tại VN, trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định thương mại song phương giữa Mỹ và VN có hiệu lực, hiện thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng từ 1,5 tỉ USD lên 20 tỉ USD. Hiện Mỹ là quốc gia nhập siêu của thị trường VN với các sản phẩm chủ lực như dệt may, giày dép, nông sản...
Hầu hết doanh nghiệp tìm hiểu thị trường VN lần này đều có cái nhìn khá lạc quan với thị trường VN. Ông Phil Crimmins cho rằng để đàm phán thành công một hợp đồng nhượng quyền và đưa vào thực tế với sự xuất hiện các nhà hàng phải mất ít nhất 1-2 năm. Nhưng những cuộc gặp gỡ này giúp thiết lập các mối quan hệ, sự tin cậy. Quan trọng là chúng ta tạo được mối quan hệ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải gặp thách thức về giá. Ông Scott cho biết giá những món ăn từ các nhà hàng này sẽ không rẻ, nhưng nếu người tiêu dùng muốn mua một sản phẩm thương hiệu toàn cầu, họ cũng dễ chấp nhận một mức giá quốc tế đó. “Cách đây 15 năm khi vào thị trường Trung Quốc, nhiều thương hiệu Mỹ cũng gặp những phản ứng như thế. Nhưng giờ đây mọi thứ hoàn toàn khác, chúng ta cần thời gian”, ông Scott nói.

Theo ông Trần Tịnh Minh Triết, CEO của Công ty tư vấn nhượng quyền Best Fortune, 90% các phi vụ nhượng quyền tại VN đều rơi vào ngành nhà hàng, kinh doanh ẩm thực, tỉ lệ thành công của nhượng quyền lĩnh vực này cao hơn so với các lĩnh vực khác như bán lẻ, giáo dục... Ông Triết cho biết các doanh nghiệp Mỹ thường đòi hỏi đối tác năng lực tài chính vững, có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ mua nhượng quyền, hiểu thị trường trong nước. “Doanh nghiệp Mỹ không nhắm đến các công ty vừa và nhỏ, mức đầu tư cho những vụ nhượng quyền từ vài trăm ngàn USD đến cả triệu USD”, ông Triết nói.

NHƯ BÌNH - Tuổi Trẻ

Người “nặng nợ” với cocktail

Ông Ra từng tham gia giảng dạy ở nhiều trường ĐH, CĐ, nghiệp vụ du lịch, các khóa đào tạo nghề cocktail cho các khách sạn, resort, bar,... trong và ngoài nước.

91 tuổi, ông Nguyễn Xuân Ra (trú đường Ngô Gia Tự, Đà Nẵng) vẫn miệt mài nghiên cứu, tìm tòi công thức mới để pha chế các loại cocktail. Đã có hơn 24 đầu sách, nhiều băng, đĩa,... về các công thức từ cơ bản đến nâng cao trong lĩnh vực pha chế cocktail dùng trong các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học nhưng ông vẫn nuôi khát vọng làm sao để “nội địa hóa” thứ thức uống cao sang này tại Việt Nam.

Chân dung một bartender

Tình cờ gặp ông trong một lần đến dự vòng thi chung kết khu vực miền Trung cuộc thi “Tài năng pha chế cocktail Việt Nam-Bacardi Legacy Cocktail Competition 2012” tại Memory Lounge, một trong những bar-cà -phê sang trọng nhất Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Xuân Ra biểu diễn pha chế cocktail tại một quán bar

Lúc ấy ông được nhãn rượu Bacardi mời làm Trưởng ban giám khảo. Còn bình thường ông bận lắm, hết vào Nam lại ra Bắc công tác, giảng dạy tại các trường nghiệp vụ du lịch. Lần gặp ông mới đây đã giúp tôi hiểu được cơ bản nghề pha chế cocktail và thế nào là một bartender...

Hồi nhỏ (12-13 tuổi), nghỉ hè ông hay vào Sài Gòn, để có tiền trang trải học hành, cậu bé Nguyễn Xuân Ra nhờ người chú đang làm việc trong nhà Pháp xin cho chân chạy bàn. Theo phong cách người Tây, họ thường uống cocktail nhiều hơn rượu, bia bởi đây không chỉ là một thứ thức uống thông thường mà còn là cả một nghệ thuật truyền từ người pha chế đến người thưởng thức.

Và niềm vui ban đầu từ những ly cocktail đã lớn thành miền đam mê và theo ông như một cái nghiệp. Những năm sau đó, cứ vào dịp hè ông tiếp tục vào Sài Gòn học cách pha chế cho đến khi kháng chiến chống Pháp nổ ra. Trong những năm 1945-1954, ông là cán bộ chính trị Chi đội Phan Đình Phùng, Trung đoàn 120, rồi làm Trưởng ban Tình báo mặt trận An Khê.

Giai đoạn 1954-1975, làm chủ xưởng thuốc là Hoa Mai ở Nha Trang, đại diện các xưởng thuốc lá ở miền Trung, đồng thời là ký giả nhật báo Lẽ Sống; Chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ nhật báo Độc Lập và làm chủ nhân nhà in Liên Phong (Quy Nhơn).

Sau ngày đất nước thống nhất, ông về làm Hiệu trưởng Trường Cơ khí Công Nhân 455 Cách Mạng tháng Tám-TPHCM đến năm 1996 trở lại với nghề pha chế cocktail và thành một chuyên gia trong lĩnh vực này, từng tham gia giảng dạy ở nhiều trường ĐH, CĐ, nghiệp vụ du lịch, các khóa đào tạo nghề cocktail cho các khách sạn, resort, bar,... trong và ngoài nước.

Đến nay, ông đã sưu tầm, biên soạn được 24 đầu sách, nhiều băng, đĩa,... về các công thức, nghiệp vụ từ cơ bản đến nâng cao và được tôn làm “lão làng” trong nghề pha chế cocktail tại Việt Nam.

Tham vọng “nội địa hóa” cocktail

Để tìm hiểu và nâng cao tay nghề, ông đã đến nhiều nước như Mỹ, Pháp, Mexico, Canada,... học hỏi. Qua đó ông rút ra nhận xét ở Việt Nam, cocktail đồng nghĩa với sự cao cấp, trong khi ở nhiều nước, đó là thứ đồ uống bình thường. Thật ra, về mặt dinh dưỡng, cocktail là thức uống thích hợp với mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội.

Trên thế giới có khoảng hơn 10.000 loại cocktail dành riêng cho từng thời điểm trong ngày và tùy những dịp khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do lâu nay thường chỉ xuất hiện tại các quán bar, nhà hàng sang trọng không phải ai cũng có điều kiện đến thưởng thức nên nghiễm nhiên trở thành một món uống đắt tiền, xa lạ với giới bình dân.

Ông nói: “Thực ra, muốn món cocktail rẻ hơn và trở nên “bình dân” hơn ở Việt Nam không có gì khó. Tôi đã nghĩ nhiều đến việc phải “nội địa hóa” các nguyên liệu pha chế cocktail bởi hiện chúng ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc việc nhập nguyên liệu ngoại nên giá thành tại các quán bar, nhà hàng,... lên đến cả trăm ngàn đồng/ly. Trong khi đó, nếu sử dụng nguyên liệu nội thì giá chỉ vài chục ngàn và điều này rất dễ được người tiêu dùng trong nước chấp nhận”.

Để hiện thực hóa tham vọng này, đến nay ông đã sáng chế ra nhiều loại rượu mùi để pha chế cocktail “made in Vietnam” gồm: rượu dâu (thay trawberry Liquer), rượu cà-phê (thay Kahlua), rượu kem (Bailey’s), rượu bạc hà (Creme Menthe), rượu vỏ cam (Blue Curacao) và rượu trứng (thay Advocaat).

Mới đây nhất, để chào mừng vịnh Hạ Long được bầu chọn vào top 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, ông đã sáng tạo 2 loại cocktail mang tên “kỳ quan Hạ Long” và “Hạ Long ngày nay” để đưa đến người thưởng thức. “Hiện nay đội ngũ các bartender đang phục vụ trong các quán bar, nhà hàng, resort,... khu vực miền Trung mình tay nghề còn non.

Trong khi đó, nhu cầu thưởng thức cocktail của thực khách ngày càng lớn, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, vì vậy trong thời gian tới tôi sẽ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Du lịch TP Đà Nẵng tổ chức lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho các em, qua đây có thể giúp các em thêm yêu nghề và hy vọng sẽ xuất hiện nhiều bartender giỏi”-ông nói.

24h

12/12/2011

Ý tưởng độc đáo của một chủ nhà hàng

Gil Sternbach, chủ của nhà hàng nổi tiếng Mythos Greek Taverna ở Florida, Mỹ chia sẻ một ý tưởng độc đáo – đây có lẽ là điều mà hầu hết các chủ nhà hàng đã quên không thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng làm chưa đến nơi đến chốn:

Rất nhiều chủ nhà hàng thường xuyên ăn ở nhà hàng của chính mình (thậm chí nhiều hơn 1 lần/ngày). Họ có thể ăn vào những lúc vắng khách, trong nhà bếp, trong văn phòng, hoặc ở một vài nơi khác khuất tầm mắt.

Riêng tôi, tôi chủ động để mọi người nhìn thấy khi ăn ở nhà hàng của chính mình - Mythos Greek Taverna.

Tôi chọn một bàn hoặc ngồi ở bar giống như một khách hàng đến ăn, tôi được phục vụ như một khách hàng và gọi món như một khách hàng. Thói quen này có hai ưu điểm. Một là tôi được cảm nhận về nhà hàng của mình như một khách hàng (ví dụ như không gian nhà hàng, dịch vụ, món ăn, thưởng thức,…). Tôi không bao giờ ngồi cùng một chỗ hai lần, vì vậy tôi có thể biết được cảm giác của khách hàng khi ngồi những vị trí khác nhau.

Hai là khách hàng của tôi nhìn thấy tôi đang ăn và sẽ chú ý xem tôi ăn gì, uống gì. Tôi không thể đếm hết những lần khách hàng qua và hỏi tôi đang ăn gì, loại rượu gì tôi chọn – sau đó tôi sẽ thấy họ chọn đúng những món đó.

Nhiều người thậm chí còn nhận xét việc nhìn thấy chủ nhà hàng ăn tại nhà hàng của mình khiến họ tin tưởng hơn vào chất lượng món ăn.

Joel Cohen

12/10/2011

Thức ăn nhanh... lan nhanh

Các thương hiệu thức ăn nhanh quốc tế đang tiếp tục thâm nhập sâu thị trường VN với hàng loạt cửa hàng mở ra trong thời gian ngắn, độ phủ không chỉ quanh quẩn Hà Nội, TP.HCM mà lan rộng ra các tỉnh thành.

 

Bên trong một cửa hàng thức ăn nhanh KFC tại Q.3, TP.HCM

Thị trường thức ăn nhanh đang ngày phình to và đầy màu mỡ, nhưng thị phần của những thương hiệu Việt lại quá ít ỏi.

Nhanh hơn kỳ vọng

Hai “đại gia” lớn trong ngành thức ăn nhanh đang có mặt tại VN là KFC và Lotteria vừa hoàn tất việc mở cửa hàng thứ 100. Khi nhận xét về con số này, đại diện của KFC và Lotteria đều thừa nhận “mọi việc diễn tiến nhanh hơn mong đợi”. Ông Rho Il Sik, tổng giám đốc Lotteria Đông Nam Á, cho biết trong kế hoạch ban đầu đơn vị chỉ kỳ vọng 79-80 cửa hàng, việc cửa hàng thứ 100 ra đời trước khi kết thúc năm 2011 cho thấy thị trường rất lạc quan. Hiện Lotteria đã xây dựng được chuỗi hệ thống cửa hàng ở khắp tỉnh thành từ Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng đến Vinh và gần đây là An Giang, Kiên Giang, hiện diện tại nhiều vị trí đẹp trong các trung tâm thương mại, khu giải trí...

Không kém cạnh, KFC cũng có 100 cửa hàng rải khắp VN. Ông Nguyễn Hải Nam, giám đốc marketing của KFC, cho biết kết thúc năm 2012 KFC sẽ có 116 cửa hàng khắp toàn quốc, tăng 16 cửa hàng so với kế hoạch đề ra. Khoảng vài năm gần đây, tốc độ phát triển trung bình mỗi năm 12-15 cửa hàng thức ăn nhanh, hầu hết đều nằm ở những ngã tư đông đúc và tập trung tại các khu vực trung tâm sầm uất. Điển hình trong 53 cửa hàng của KFC tại TP.HCM có đến 15 cửa hàng ở khu vực quận 1 và quận 3. Một thương hiệu thức ăn nhanh khác của Philippines là Jollibee đang rục rịch làm lễ kỷ niệm cửa hàng thứ 25 tại VN.

Dù gặp những khó khăn kinh tế, thị trường thức ăn nhanh vẫn có tốc độ tăng trưởng bình quân 26%, một con số đáng để ước mơ đối với nhiều ngành kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên, thị trường thức ăn nhanh đầy tiềm năng của VN hiện đang hoàn toàn bị doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ với trên 70%. Trong đó KFC có thế mạnh về gà rán khi sở hữu trên 60% thị phần, Lotteria chiếm 60-70% thị phần bánh mì hamburger, còn lại chia đều cho các thương hiệu bánh pizza, mì spaghetti... Theo một thống kê chưa đầy đủ, doanh thu từ thức ăn nhanh năm 2011 có thể xấp xỉ 870 tỉ đồng với hàng chục triệu lượt giao dịch.

Hướng đến cột mốc 200

Ông Hải Nam cho biết để mở một cửa hàng mới, nhà quản lý phải tính toán được mật độ dân cư, lưu lượng giao thông, doanh thu kỳ vọng cùng hàng loạt yếu tố khác, trong đó không thể thiếu kế hoạch phát triển thị trường. Kế hoạch này cho phép các điểm bán hàng trong một khu vực cộng trung bình doanh số lại nhằm đảm bảo độ phủ của thương hiệu.

“Nếu một nhà kinh doanh làm chủ một cửa hàng thì họ chỉ tính toán được lời lỗ điểm đó, nhưng chiến lược phát triển trên diện rộng của chuỗi cửa hàng chấp nhận bù lỗ lẫn nhau. Khách hàng có thể chọn điểm đến ưa thích, còn nhà kinh doanh yên tâm rằng họ không phải chia sẻ với đối thủ” - ông Nam nói. Xuất hiện tại VN từ năm 1997, đến 2004 KFC mới chạm được cột mốc có lãi.

Trong kế hoạch năm năm tới, KFC và Lotteria hướng đến tổng số 200 cửa hàng. Ông Trương Hàm Liêm, giám đốc marketing của Lotteria, nói con số này hoàn toàn khả thi và dễ dàng đạt được kế hoạch đề ra khi tiềm năng thị trường còn quá lớn. Trong năm 2012, Lotteria sẽ triển khai kế hoạch nhượng quyền. Theo tiết lộ ban đầu, giá trị đầu tư cho mỗi cửa hàng có thể lên đến 250.000 USD. Pizza Hut cũng nhanh chóng có 13 cửa hàng.

Theo các nhà đầu tư, với đặc thù dân số trẻ, thị trường thức ăn nhanh vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển.

Thách thức cho thương hiệu Việt

Ngược với không khí sôi động của các thương hiệu nước ngoài, một số doanh nghiệp trong nước đang đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ ăn uống cho rằng thức ăn nhanh không phải là sân chơi của doanh nghiệp VN.

Theo ông Lý Quý Trung - chủ thương hiệu Phở 24, những năm gần đây VN xuất hiện khá nhiều chuỗi cửa hàng ẩm thực Việt nhưng chủ yếu theo môtip phục vụ nhanh chứ không phải thức ăn nhanh. Khách đến những cửa hàng này chỉ cần mất 5 phút để có tô phở nóng, đĩa cơm tấm hay những phần bánh Huế truyền thống.

Ông Trung cho rằng có nhiều lý do để doanh nghiệp VN không mặn mà với mô hình thức ăn nhanh, ngoài yếu tố về trình độ quản lý, tiềm lực tài chính, sự chuyên nghiệp thì quan trọng nhất vẫn là do đặc thù món ăn Việt. Các món ăn Việt thường có hàm lượng dinh dưỡng và nhiều rau, chế biến kỹ, trong khi nhắc đến thức ăn nhanh nhiều người liên tưởng đến những món ăn ít chế biến, dễ gây béo phì.

Chủ hệ thống Wrap & Roll, bà Kim Oanh, cho rằng chuỗi 10 cửa hàng chuyên bán các món cuốn và gỏi của mình là nhà hàng chứ không thuộc nhóm thức ăn nhanh. Hiện Wrap & Roll đang làm các thủ tục để có thể nhượng quyền ra nước ngoài với cách thức là nhà hàng phong cách Việt. Bà Võ Trần Anh Thy, đại diện K-Do Barkery, cũng cho rằng thức ăn nhanh không phải là thế mạnh của doanh nghiệp VN. Sau hai năm ra đời, đến nay K-Do định hướng lại chiến lược phát triển, nâng cấp các dòng bánh tươi theo phong cách bánh tươi và cà phê chứ không còn là thức ăn nhanh.

Nhìn nhận về cơ hội của thức ăn nhanh Việt, ông Lý Quý Trung nói thực tế khách đến các cửa hàng thức ăn nhanh không chỉ vì món ăn mà họ còn muốn được hưởng không khí, phong cách tạo bởi thương hiệu đó. Đây chính là thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp VN.

Xôi, bánh cuốn... có là thức ăn nhanh?

Theo ông Lý Quý Trung, thức ăn nhanh là hình thức thức ăn chế biến tại chỗ theo kiểu công nghiệp, khách tự phục vụ, sản phẩm thức ăn nhanh phải đảm bảo nhanh về thời gian chế biến, tiện lợi. Xét về khía cạnh nào đó, phở, bún, bánh xèo, bánh mì thịt hay thậm chí xôi, bánh cuốn, bánh ướt cũng có thể là thức ăn nhanh. Tuy nhiên, thức ăn nhanh thường hàm ý bình dân trong khi hướng phát triển của các chuỗi nhà hàng Cơm tấm Cali, Phở 24 hay Món Huế hiện nay có phần cao cấp hơn.

NHƯ BÌNH - Tuổi Trẻ

12/09/2011

Bí quyết biến thịt thối thành đặc sản

Thịt heo bệnh được đưa đi ngâm hóa chất để “phù phép” thành đặc sản núi rừng. Vú heo chết thì biến thành vú dê, chim cút chết biến thành động vật hoang dã...

Ông Nguyễn Xuân Lưu, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, khuyến cáo trên địa bàn TP hiện nay vẫn tồn tại nhiều điểm bán thịt chim giả. “Dân nhậu” dễ dàng nhận ra các điểm tại cầu Rạch Chiếc (Q.Thủ Đức), QL22 (H.Hóc Môn), đoạn gần cầu Phú Mỹ (Q.2), đường Nguyễn Văn Linh (Q.Bình Tân)... rao bán thịt chim chàng nghịch giả từ chim cút. Mà phần nhiều là cút bệnh hoặc không đạt chất lượng, bị thải ra từ các trại nuôi.

Ông Lưu chỉ rõ thủ đoạn làm giả của một số nơi như sau: chim cút sau khi vặt sạch lông thì được làm vàng đi bằng đèn khò và được giới thiệu là... thịt chim chàng nghịch. “Dân nhậu” ít người biết chim chàng nghịch là chim gì nhưng nghe người bán nói vậy cũng tin là động vật hoang dã nên mua. Giá bán dao động từ 120.000 - 180.000 đồng/kg trong khi chim thật ở các tỉnh miền Tây đã bán từ 250.000 - 300.000 đồng/kg.

''Đối tượng làm ăn bất chính thường không có kiến thức về hóa chất, cộng với việc tham lam lợi nhuận nên đổ hóa chất vô tội vạ vào thịt để chế biến, rất nguy hiểm'' - BS Nguyễn Xuân Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế cộng đồng - Bộ Y tế

Heo chết thành... đà diểu


Nhưng tình trạng phổ biến và đáng báo động hiện nay là “công nghệ phù phép” thịt heo thối thành thịt đà điểu.

Hôm 21.11, Trạm Thú y Bình Chánh (TP.HCM) phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở chế biến thực phẩm của ông Lê Văn Hiền tại địa chỉ C5/11B5, ấp 3, xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh thì bắt quả tang ông này đang ngâm thịt heo thối vào hóa chất cho sậm màu rồi đóng gói thành thịt đà điểu. Qua kiểm tra, đoàn đã thu giữ 20 kg bao bì và tem nhãn thịt đà điểu, hơn 200 kg thịt heo và 168 kg thịt heo đã đóng vỉ với nhãn hiệu thịt đà điểu. Theo nhận định của đoàn kiểm tra, loại hóa chất ông Hiền sử dụng để “phù phép” thịt heo thành thịt đà điểu có thể là chất sunfua dioxit (SO2). Loại hóa chất này có tác dụng khử sạch mùi hôi thối của thịt, đồng thời làm thịt sậm màu, trông giống màu thịt đà điểu.

Mới đây, ngày 27.11, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Rạch Chiếc phối hợp với Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức tiến hành kiểm tra và phát hiện xe khách 76B-000.05 (do ông Nguyễn Ngọc Cường, ngụ Quảng Ngãi) làm tài xế chở 56 kg thịt heo nái thui giả heo rừng, từ Quảng Ngãi về TP.HCM tiêu thụ. Bọn làm giả này dùng đèn khò thui da heo, sau đó ngâm hóa chất để da heo vàng, dai, rồi dùng dụng cụ xăm, bắn lông ba chấu cho giống da heo rừng, bán giá rẻ cho quán nhậu, nhà hàng.

Trước đó, Đội CSGT Rạch Chiếc phối hợp Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức cũng bắt quả tang ông Phan Thanh Phát (ngụ Q.Tân Bình) điều khiển xe 66M4-0395 vận chuyển hơn nửa tấn thịt heo rừng giả từ thịt heo nái. Lô “đặc sản” này bốc mùi hôi thối. Đại diện chủ lô hàng thừa nhận toàn bộ số lượng hàng này được đưa vào tiêu thụ tại các nhà hàng, quán nhậu ở TP.HCM.

Lô thịt heo rừng giả bị Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức bắt quả tang 
(da heo được tân trang lại cho giống với heo rừng)

Ăn một lần cũng có nguy cơ ngộ độc

Từ lời khai của các đối tượng cho thấy, nơi tiêu thụ các loại “đặc sản” dỏm này là nhà hàng, quán nhậu. Thịt heo nái, heo thối được mua giá bèo, dùng hóa chất “tân trang” rồi biến thành đặc sản.

Ông Nguyễn Xuân Lưu kể, trước đây lực lượng kiểm lâm cũng từng bắt quả tang vụ làm giả thịt heo rừng từ thịt heo nái bệnh, heo nọc thối ở khu vực Q.Thủ Đức. Bọn làm giả đem thịt heo thối về dùng đèn khò vàng, cấy lông cho giống thịt heo rừng, đóng gói “xuất ngược” lên các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông... rồi từ trên đó đưa xe xuống TP, bỏ mối cho nhà hàng, quán nhậu nên người mua cứ đinh ninh là heo rừng thật. “Tận mắt chứng kiến công nghệ thịt heo rừng chế biến từ thịt heo thối, chảy nhớt, phân hủy, tôi thấy ớn lạnh. Ăn phải loại thịt này chỉ có rước bệnh vào người”, ông Lưu nói.

BS Nguyễn Xuân Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế cộng đồng - Bộ Y tế, phân tích: “Trong thực phẩm người ta chỉ cho sử dụng một số loại hóa chất nằm trong danh mục cho phép sử dụng. Nếu sử dụng chất SO2 quá liều lượng để tẩy mùi thịt heo ôi thiu sẽ tạo ra chất hydro sunfua, rất độc hại đối với cơ thể con người. Thịt ôi thiu có sự phân hủy mạnh tạo ra các chất NH3, amin tự do, phenol... là những chất độc trung gian, là chất độc đối với tế bào con người. Ngay cả hóa chất trong danh mục cho phép cũng không được lạm dụng. Đối tượng làm ăn bất chính thường không có kiến thức về hóa chất, cộng với việc tham lam lợi nhuận nên đổ hóa chất vô tội vạ vào thịt để chế biến, rất nguy hiểm. Trong thịt còn có chất béo trong quá trình phân hủy cùng hóa chất tạo ra chất peroxit, các oxyaxit, aldehit, hydro sunfua... làm cho người ăn phải loại thịt này dù chỉ một lần cũng có nguy cơ bị ngộ độc”.

BS Mai nhấn mạnh, thịt thối thì không còn gọi là thịt nữa, đó là rác rưởi chứa các chất chuyển hóa trung gian độc hại, nếu ăn phải sẽ bị dị ứng, rối loạn tiêu hóa.

Xe khách vẫn chở thịt thối

Ngày 8.12, Công an H.Hướng Hóa (Quảng Trị) phối hợp các ngành chức năng thực hiện các thủ tục tiêu hủy hơn 700 kg thịt thối gồm nội tạng, chân, đuôi trâu bò đã bốc mùi. Đây là số tang vật mà lực lượng Công an H.Hướng Hóa, Hải quan khu thương mại đặc biệt Lao Bảo phát hiện trên xe khách 74K-2016 chiều 7.12 tại Trạm kiểm soát Tân Hợp, H.Hướng Hóa (ảnh). Chủ xe Ngô Thị Hà (SN 1970, trú TP.Đông Hà) khai nhận số thịt này do một khách quen gửi từ Lào về TP.Đông Hà tiêu thụ.


Hoàng Việt - Quang Thuần- Thanh niên

12/08/2011

Giáng sinh: Quà tặng ế ẩm, dịch vụ sôi động

Còn chừng nửa tháng là đến Noel nhưng thị trường mua sắm đồ trang trí cho ngày này vẫn rất ảm đạm. Năm ngoái, ngay từ cuối tháng 11 không khí mua sắm đã rất tấp nập, thậm chí nhiều cửa hàng không có thời gian mà ăn trưa vì phải luôn chân luôn tay...

Thỉnh thoảng một vài khách hàng qua và nhặt mua một vài món đồ trang trí tại các cửa hàng.

Thị trường đồ trang trí ảm đạm

Vì mùa Giáng sinh rơi vào thời điểm cuối năm nên đây cũng là dịp thuận lợi cho các Công ty tổ chức gặp mặt, tặng quà cảm ơn những đối tác cũng như bạn bè đã cộng tác và sát cánh trong suốt một năm. “Chúng tôi đang rất mong ngày này và Công ty cũng đã đặt sẵn một chương trình tại một nhà hàng để mời những đối tác của Công ty đến chung vui", anh Trần Văn Hùng, đại diện của một nhà phân phối nước giải khát cho biết.

Chị Đặng Hồng Trang ở Lò Đúc, Hai Bà Trưng chia sẻ: "Đón Giáng sinh đã thành thói quen của gia đình cũng như những người thân và bạn bè. “Năm nào cũng vậy, tôi luôn đưa các cháu đi chọn những đồ trang trí cho ngày Noel để trang hoàng cho phòng khách của nhà. Tôi không ngờ mặt hàng trang trí năm nay lại có giá cao như vậy, có lẽ năm nay tôi sẽ suy nghĩ và tính toán thật kỹ để mua những đồ cần thiết rồi kết hợp dùng những đồ từ năm trước”.

Nhiều chủ cửa hàng bán đồ trang trí Noel năm nay trên các đường Hàng Mã, Hàng Cót, Lương Văn Can... cho biết, dù đã là ngày 7/12 nhưng thị trường mua sắm đồ trang trí cho ngày này vẫn rất ảm đạm. Năm ngoái, ngay từ cuối tháng 11 không khí mua sắm của người dân đã rất tấp nập, thậm chí nhiều cửa hàng không có thời gian mà ăn trưa vì phải luôn chân luôn tay.

Năm nay, do lượng mua có khả năng không cao nên cửa hàng cũng cầm chừng lượng hàng nhập về để theo dõi thị trường, có lẽ những ngày cận kề lượng khách mua sẽ nhộn nhịp hơn. “Thời điểm này, mỗi ngày cũng chỉ có vài người đến mua sắm nhưng hầu hết là mua cho Công ty hay mua về cho các cửa hàng bán lẻ… chứ khách mua cho gia đình thì chưa có nhiều”. Chị Lê Kim Ngân, chủ của một cửa hàng bán đồ trang trí Noel trên đường Lương Văn Can cho biết.

Chị Nguyễn Thị Hà ở số 17 Hàng Mã, một cửa hàng bán đồ trưng bầy trong ngày Noel cho biết: năm nay, giá của các mặt hàng trang trí thực sự là tăng rất cao so với mọi năm. “Năm 2010, mức tăng so với 2009 cũng chỉ rơi vào khoảng 15% đến 20%, nhưng năm nay mức tăng rơi vào khoảng từ 25% đến 30% tùy từng mặt hàng”.

Với cây thông cao 1m2 loại thường, chưa có trang trí tăng khoảng 30% so với năm 2010 là từ 250.000đ lên 350.000đ. Loại cây thông cao 2m1 cũng tăng khoảng 30%, từ 550.000đ lên 750.000đ. Với các loại mặt hàng trang trí khác cũng tăng khoảng 25% đến 30% như: chuông treo trên cây thông loại nhỏ nhất có thể rung kêu có giá 30.000đ, loại to nhất có giá 120.000đ, loại này cũng tùy vào quả chuông có điểm nhấn hoa văn trên đó... Bà Hà cho biết thêm.

Qua tìm hiểu của phóng viên, thị trường đồ trang trí cho ngày Noel năm nay có giá rất cao. Cụ thể, quả châu treo trên cây thông, loại nhỏ có giá 40.000đ một túi gồm 6 quả, loại có kích cỡ trung bình là 70.000đ một túi 6 quả, loại to nhất là 120.000đ một túi 6 quả. Ông già Tuyết làm bằng xốp loại có kích cỡ trung bình có giá từ 350.000đ đến 500.000đ một ông. Ông già Tuyết cỡ 1m25 cầm kèn Sắc xô phôn có thể nhẩy múa và thổi ra nhạc giá là 3.000.000đ. Bình xịt tuyết với đủ các loại mầu có giá chung là 10.000đ một bình. Loại dây treo ông già tuyết gồm 3 ông có giá 300.000đ một dây. Với dòng chữ Merry Christmas được tết bằng dây treo trên tường, loại cao 10 phân có giá 90.000đ một dây, loại cao 25 phân (loại to nhất) là 300.000đ, ngoài ra còn nhiều kích cỡ khác nhau nữa với nhiều mức giá. Vòng nguyệt quế cỡ nhỏ là 50.000đ/chiếc, cỡ lớn nhất là 250.000đ/chiếc. Bộ quần áo Ông già Noel cỡ người lớn loại nhung là 200.000đ/bộ đến 250.000đ/bộ, loại thường không nhung là 100.000đ/bộ…

Về nguồn gốc xuất xứ, phần lớn các chủ cửa hàng cho biết, năm nay các loại mặt hàng đa phần là nhập từ Trung Quốc, hàng Sài Gòn không còn được chiếm ưu thế như năm 2010. Một phần là do các mặt hàng lấy từ Trung Quốc có giá rẻ hơn nhiều so với hàng Sài Gòn, phần nữa cũng vì mẫu mã, mầu sắc cũng như kích cỡ của các mặt hàng đa dạng hơn.

Chủ của các cửa hàng cũng khuyến cáo, người mua hàng nên đến các đại lý lớn để mua hàng, vì thị trường đồ trang trí năm nay có mức giá tăng cao không rõ ràng, rất có thể các đại lý nhỏ lẻ sẽ dựa vào việc người mua hàng không tìm hiểu kỹ mà kênh thêm giá gây thiệt thòi cho khách hàng.

Chị Lê Hương Trang, nhân viên của một Ngân hàng đang đi sắm đồ Noel để trang trí cho Ngân hàng trong mùa Giáng sinh này cho biết: mặt hàng năm nay cũng không thua kém gì về chủng loại cũng như sự phong phú so với mọi năm. Nhưng giá cả thì thực sự làm người mua phải suy nghĩ.

“Năm nào tôi cũng là người được giao phụ trách việc tổ chức Giáng sinh cho Công ty, nhưng tôi cũng không ngờ các mặt hàng này năm nay lại có giá cao như vậy, hầu như đều tăng khoảng 30% với hầu hết các mặt hàng. Với số quỹ mà Công ty cấp cho, có lẽ tôi sẽ không thể trang trí cho Giáng sinh năm nay của Công ty được trang hoàng như mọi năm”, chị Trang nói.

Nhiều khách hàng nhận định rằng, tuy là các con phố được coi là đầu mối cung cấp mặt hàng trang trí trong ngày Noel nhưng số lượng cửa hàng bán các mặt hàng này cũng không được nhiều và sầm uất như mọi năm. Có lẽ do thời gian qua thị trường có nhiều biến đổi về giá cả cũng như đồng tiền bị mất giá quá nhiều, nên các chủ cửa hàng đang thận trọng cân nhắc và chờ đợi thị trường trong thời gian những tuần cuối thì mới quyết định nhập hàng hay không.

Sôi động thị trường dịch vụ

Nếu thị trường đồ trang trí trong ngày Noel có phần ảm đạm, thì ở thị trường tổ chức tiệc và đặt tặng quà trong ngày Noel lại được các đại diện của các Công ty tổ chức dịch vụ này đánh giá là thu hút sự quan tâm của khách hàng và diễn ra khá sôi động. Thậm chí có vị đại diện của một Công ty tổ chức dịch vụ tặng quà cho biết sẽ chỉ mở cửa đến ngày 20/12, vì số lượng đăng ký quá nhiều, sợ không thể thực hiện được hết hợp đồng.

Thị trường nhận gửi quà trong ngày này đang được nhiều khách hàng khá quan tâm. Anh Lê Đức Toàn, chủ một cửa hàng nhận gói và gửi quà trong ngày Noel trên đường Hàng Cân cho biết: dù dịch vụ đóng giả ông già Noel đến tặng quà cũng mới chỉ nở rộ trong mấy năm gần đây tại Hà Nội, nhưng đến thời điểm này đã có rất nhiều các đơn đặt hàng cho dịch vụ này.

Anh Toàn chia sẻ thêm, cửa hàng có thuê một tốp sinh viên đóng giả Ông già Noel trong ngày này, khách hàng có thể mang quà cần tặng đến cửa hàng hay đặt cửa hàng mua hộ. “Chúng tôi sẽ gói và cho người ăn mặc, đóng giả hệt như Ông già Noel và mang đến đúng ngày giờ tại địa chỉ mà khách hàng muốn gửi”.

Chị Huyền, ở Đê La Thành đang đặt dịch vụ chuyển quà Noel tại một cửa hàng trên đường Lương Văn Can cho biết: biết dịch vụ này qua bạn bè khá nhiều, nên mình cũng rất muốn qua dịch vụ này gửi đến người mình thương một món quà trong ngày này. Chị nói: “Tôi cũng đi một số cửa hàng có dịch vụ này, nhưng họ đều nói sẽ rất khó để chuyển đến đúng giờ, vì ngày 24 và 25 đã có rất nhiều đơn đặt hàng nên tôi đành đặt chuyển trong ngày”.

Thật khó để có thể chuyển quà đúng giờ vì khách hàng nào cũng mong muốn được chuyến món quà đó đúng thời điểm. Nhưng vì số lượng nhân viên có hạn, mà chưa kể đến khả năng tắc đường trong ngày hôm đó do người dân sẽ kéo ra để đón không khí Noel. “Vì chiều khách tôi đành phải thuyết phục họ đồng ý để chúng tôi chuyển trong ngày hôm đấy hoặc cùng lắm là chậm 2h hoặc 3h”.

Nhiều cửa hàng cho biết, cửa hàng sẽ tính thật kỹ có thể chuyển được bao nhiêu phần quà trong những ngày diễn ra Noel, nếu số lượng đơn hàng đã quá tải thì cửa hàng sẽ đóng cửa dịch vụ trước ngày 20/12, vì nếu nhận đơn hàng mà không chuyển đúng ngày sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng, đặc biệt là với khách hàng trong những ngày lễ như thế này.

Đối với thị trường tổ chức tiệc Noel cho các Công ty hay gia đình trong ngày này, đại diện của một số khách sạn, nhà hàng cho rằng, do thị trường đang gặp nhiều bất ổn nên các loại mặt hàng từ đồ uống, thực phẩm cho tới các chương trình giải trí kết hợp cũng tăng từ 20% đến 25% cho một khách. Nhưng sẽ có nhiều sự đổi mới hơn như thực đơn, các trò chơi giải trí và văn nghệ kết hợp có phần phong phú hơn.

Anh Lê Quốc Hùng, đại diện của một nhà hàng chuyên tổ chức sự kiện trong các ngày lễ tết cho biết: do ảnh hưởng khó khăn của nền kinh tế nên nhà hàng không thể giảm giá cho khách hàng, nhưng nhà hàng sẽ có những chương trình hấp dẫn để khiến khách hàng cảm thấy giá trị của buổi tiệc trong ngày này.

“Năm nay, mỗi xuất tiệc nhà hàng sẽ thu cao hơn năm 2010, mức tăng dao động khoảng 30%. Nếu năm ngoái là 250.000 - 350.000 đồng/người thì năm nay là 350.000 - 500.000 đồng/người, mức giá này còn tùy ở mỗi lứa tuổi là người lớn hay trẻ nhỏ, và dĩ nhiên là bao gồm cả quà và chương trình văn nghệ của bữa tiệc”, anh Hùng phản ánh.

Đại diện của nhiều đơn vị chuyên tổ chức sự kiện cho ngày Giáng sinh cũng khuyên, tuy thị trường có khó khăn hơn, đồng tiền có mất giá hơn…nhưng nhu cầu tham gia tổ chức tiệc cho ngày Giáng sinh của các Công ty, các tổ chức hay các gia đình… không vì thế mà giảm, thậm chí sẽ còn tăng lên rất nhiều. Vì vậy, nếu các tổ chức, các gia đình có nhu cầu hãy nên đăng ký từ bây giờ, tránh tình trang phải chờ đợi, thậm chí các địa điểm tổ chức tiệc cho ngày này không còn chỗ.

24h